Kinh nghiệm của tỉnh Long An.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 41)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.5.3 Kinh nghiệm của tỉnh Long An.

Long An là một tỉnh công nghiệp với 40% giá trị công nghiệp trong nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết. Thực hiện đề án 1956, Long An đã tập trung đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trung tâm khuyến công Long An đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động nông thôn. Dựa vào nhu cầu đào tạo nghề của các huyện, thị trung tâm khuyến công ký hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ dạy nghề với các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Như vậy, khi đào tạo xong người lao động sẽ có việc làm ngay, sản phẩm được tiêu thụ kịp thời. Trung tâm phối hợp với phòng kinh tế, các tổ chức đoàn thể mở lớp dạy nghề đan lục bình, bảo trì máy nông nghiệp... Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong khâu đào tạo, trung tâm hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho học viên.

Giai đoạn 2005-2010, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo 33.545 người, trong đó có 22.200 lao động nông thôn, người tàn tật và người nghèo. Phương thức tổ chức dạy nghề rất đa dạng và linh hoạt, có thể tổ chức ngay tại trung tâm dạy nghề, hoặc tại nơi thực hành lưu động như: đồng ruộng, chuồng trại....hoặc với các nghề thêu, đan lát lục bình....có thể tổ chức tại doanh nghiệp, hộ gia đình.. Vì vậy nhiều lao động nông thôn dễ dàng tham gia học nghề.

Trong quá trình tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã xuất hiện nhiều mô hình gắn đào tạo nghề với tạo việc làm cho lao động sau đào tạo , hoặc ứng dụng vào sản xuất như:

- Tổ chức đào tạo các ngành nghề nông nghiệp để ứng dụng vào sản xuất, nuôi trồng tại hộ gia đình.

- Tổ chức đào tạo các nghề tiểu thủ công nghiệp, sau khi đào tạo được công ty giao hàng để sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau đào tạo.

- Tổ chức đào tạo các nghề gắn với tổ hợp tác xã như: trồng rau an toàn, trồng thanh long, dưa hấu....

Vì vậy trên 90 % người lao động sau khi được đào tạo có việc làm.

Bài học kinh nghiệm

Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa ra được một số những vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề và nâng cao chất lượng người lao động trong thời gian tới:

địa phương đã đề ra, đồng thời phải có các chính sách phát triển công tác đào tạo nghề phù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Hai là: Để việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả thiết thực, phải thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (các hội, hiệp hội), tức là "xã hội hóa" việc đào tạo, không thể chỉ dựa vào hệ thống trường, lớp của các cơ sở công lập, tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác đào tạo nghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương.

Ba là: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề.

Bốn là: Tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp, nhu cầu của sản xuất, kinh doanh tại mỗi địa phương, đồng thời cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động, tránh tình trạng "dạy cái ta có, không dạy cái thị trường cần", hoặc "cái cần thì không dạy, cái không cần thì lại dạy" dẫn đến nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận họ phải tốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại.

Năm là: Cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi tham gia học nghề. Như vậy mới tạo được sức hút cho đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w