Cơ chế, chính sách của nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 34)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.4.2 Cơ chế, chính sách của nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chất lượng nguồn lao động nông thôn tương đối thấp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề, các cơ sơ đào tạo đang rất nỗ lực trong công tác dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

1.4.2 Cơ chế, chính sách của nhà nước về công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn. động nông thôn.

Đào tạo nghề có chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậy muốn đào tạo nghề phát triển thì Nhà nước phải có các chính sách đầu tư; đồng thời phải ban hành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển. Những đường lối và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nếu đúng đắn và phù hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để khuyến khích các cơ sở dạy nghề tham gia vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Và ngược lại, nếu cơ chế chính sách nhà nước chưa quan tâm đúng đắn đến các cơ sở dạy nghề và đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn làm cho các cơ sở dạy nghề không chú trọng đến đối tượng đào tạo là lực lượng lao động nông thôn.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nông thôn, trong đó đào tạo nghề có sứ mạng rất lớn, góp phần rất quan trọng vào việc chuyển dịch này. Trong Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 5-8-2008, Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, lao động nông thôn và nông thôn có đề ra: có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho lao động nông thôn, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn.... Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn: phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”.

ra Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có đặt mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay". Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là: "Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận lao động nông thôn còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở".

Để cụ thể hóa Chương trình hành động, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 1956). Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn".

Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn...”. Đối tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng

chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi...

Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người dạy nghề (bao gồm giáo viên, giảng viên trong các cơ sở dạy nghề; cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, lao động nông thôn sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Một trong những khác biệt của đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 so với các chương trình, dự án trước đó về dạy nghề cho lao động nông thôn là yêu cầu cao về "đầu ra". Theo mục tiêu của Đề án 1956, từ nay đến năm 2015, 70% số lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo và tỷ lệ này đạt được là 80% vào những năm sau đó. Đồng thời với Đề án 1956, ngày 4-6-2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020”. Theo đó, sẽ có 11 nhóm nội dung phải triển khai thực hiện từ nay đến năm 2020, trong đó có nội dung "đẩy mạnh đào tạo nghề cho 1ao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyếi việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn".

Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay và đã có những cơ chế, chính sách và các giải pháp đồng bộ để thực hiện. Đến nay đã có gần 80% số tỉnh đã đưa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2011-2015.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc làm có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, do đó đã nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng. Tư tưởng bao trùm của các chủ trương, đề án của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là góp phần tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại trong nông nghiệp; tạo ra những lao động có kiến thức, có kỹ năng sản xuất hiện đại,

có khả năng thích ứng với sự cạnh tranh quốc tế trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w