II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
toàn thể nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trong những năm gần đây, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vấn đề này có vị trí rất lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ nhằm nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đã được ban hành 3 năm và đang được triển khai ở tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước, trong đó có NB. Tuy nhiên, việc triển khai đề án vẫn còn chậm so với yêu cầu. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền, hội đoàn thể và nhất là của bản thân người lao động nông thôn về tầm quan trọng của đào tạo nghề còn hạn chế, còn có biểu hiện ỷ lại, thụ động trong công tác triển khai đề án. Nước ta vốn đi lên từ nền nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu. Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân Việt Nam vốn lam lũ, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Vì vậy, một bộ phận lớn người dân ở nông thôn vẫn làm việc theo thói quen, truyền thống, chưa quen với cách phải học nghề rồi mới làm nghề. Hơn nữa, thanh niên nông thôn lại chưa coi trọng việc học nghề, còn nặng về khoa cử, thích học trong các trường chuyên nghiệp. Để Quyết định 1956 đi đến thành công phải triển khai một cách đồng bộ, sáng tạo, cụ thể từng giải pháp, từng hoạt động của đề án, song điều quan trọng là phải tập trung tuyên truyền giáo dục để nhanh chóng làm thay đổi nhận thức của người dân về học nghề và sự cần thiết làm việc phải có nghề; phải đánh thức nhu cầu học nghề một cách thật sự như một khát vọng muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nghiệp. Việc triển khai hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong công tác đào tạo nghề.
- Tăng cường công tác hướng dẫn quản lý nghiệp vụ quản lý đào tạo nghề đối với cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội các xã, thị trấn trong huyện. Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo nghề, công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề
- Quán triệt nội dung Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến tận cơ sở. Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia
học nghề. Đài truyền thanh huyện, kết hợp với đài truyền thanh các xã, thị trấn trong huyện có chuyên mục sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người dân biết và tích cực tham gia học nghề; tuyên truyền, phổ biến các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả.
- Biên soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người dân chủ trương của Đảng và Nhà nước, các kế hoạch, mục tiêu đào tạo nghề của địa phương đến từng cơ sở đào tạo nghề và đến từng người lao động nông thôn.
- Tuyên truyền các mô hình tổ chức đào tạo nghề điển hình, những người lao động được đào tạo nghề có chuyển biến tích cực trong việc áp dụng kiến thức đã học vào công việc.
- Tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với cơ sở đào tạo nghề, người lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.