Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 114)

II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

lao động nông thôn.

Với đặc trưng của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là có nguồn kinh phí riêng đầu tư cho cơ sở dạy nghề, ưu đãi cho giáo viên và cho người học nghề thì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề dành riêng cho lao động nông thôn là rất cần thiết. Cần tập trung vào các vấn đề sau:

+ Xây dựng tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.

+ Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin, xây dựng phần mềm quản lý đề án cấp tỉnh.

+ Hoàn thành hoạt động điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu làm cơ sở xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở cấp tỉnh, huyện, xã.

+ Rà soát lại mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, hoàn thành việc thành lập mới các trung tâm dạy nghề cấp huyện. Xác định và đầu tư trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ.

+ Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của đề án.

+ Kiểm tra giám sát về các đối tượng được hưởng lợi ích từ đề án, trong đó chú ý đến lợi ích của cán bộ giáo viên và lợi ích của học viên.

Để làm tốt công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh cần bố trí cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề thuộc phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện. Các huyện tiến hành rà soát và bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện.

KẾT LUẬN

Quá trình CNH–HĐH nông nghiệp nông thôn của nước ta ngày càng đòi hỏi cần phải có một lực lượng lao động đông đảo, có chất lượng, có tay nghề, chuyên môn và tính kỷ luật cao. Do đó, đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết trong quản lý nhà nước về lao động hiện nay. Là tỉnh nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh NB còn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn sang các ngành nghề khác, góp phần giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Đào tạo nghề là một trong các biện pháp nâng cao chất lượng lao động, đồng thời tạo cho người lao động khả năng tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn, đào tạo nghề cần có sự tham gia của xã hội, doanh nghiệp và người lao động.

Ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn trước hết là từ nhu cầu sử dụng lao động, trong đó phân công lao động và diễn biến của quá trình CNH- HĐH là nhân tố chi phối có tính chất bao trùm. Ngoài ra, đào tạo nghề còn chịu sự tác động trực tiếp của các điều kiện đào tạo như: hệ thống cơ sở đào tạo, các điều kiện về vật chất, chương trình, giáo trình, giáo viên đào tạo. Đặc biệt đào tạo nghề còn bị chi phối bởi nhu cầu và điều kiện của người học. Tất cả các vấn đề trên cần được xem xét một cách tổng hợp để tạo nên một nền tảng về lý luận cho việc tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phạm vi một quốc gia, một vùng, một địa phương cụ thể.

Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội tỉnh NB có bước phát triển tích cực, đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng cũng đã đạt được những kết quả đáng kể. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề đã đủ các thành phần. Người lao động nông thôn có trình độ dân trí không quá thấp, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, đặt ra sức ép về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Số lượng đào tạo ngày càng tăng, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, hình thức đào tạo ngày càng phong phú, thiết thực.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề cũng còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh chưa được quy hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề vừa thiếu thốn vừa kém chất lượng; Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo về cơ cấu và trình độ chuyên môn; Ngân sách cấp cho dạy nghề còn hạn hẹp.

Trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn thì việc phát triển các hình thức dạy nghề phù hợp với từng đối tượng lao động nông thôn có vai trò quyết định đến kết quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức dạy nghề chủ yếu trên địa bàn tỉnh đã phù hợp với những đối tượng nhất định và phù hợp với điều kiện tình hình thực tế. Trong đó, hình thức dạy nghề dài hạn tập trung phù hợp với đối tượng là thanh niên trẻ, có mục đích học nghề lập nghiệp, có khả năng tiếp thu nhanh và có tính cơ động cao trong tìm kiếm việc làm; dạy nghề ngắn hạn tập trung phù hợp với đa số đối tượng cả về thời gian và kinh phí đầu tư; hình thức tổ chức dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề phù hợp với đối tượng lao động trẻ và một bộ phận lao động gắn với làng nghề truyền thống; dạy nghề thông qua tập huấn bồi dưỡng phù hợp với đại bộ phận là lao động gắn bó với nông nghiệp; hình thức liên kết đào tạo phù hợp với đối tượng lao động không có điều kiện học nghề ở xa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w