Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

2.2.5.2 Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

nông thôn.

Để đề án 1956 đi vào thực hiện có hiệu quả, tỉnh NB đã chú trọng ngay từ đầu công tác tuyên truyền tạo nhận thức sâu rộng trong toàn xã hội về mục đích, vai trò, ý nghĩa của đề án, giúp người lao động định hướng được nghề mình sẽ làm, cần phải đào tạo phù hợp với khả năng, hiểu được mục đích, ý nghĩa, chế độ, chính sách của Nhà nước và trách nhiệm của bản thân khi tham gia học nghề. Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, các xã, thị trấn, thị xã, thành phố đã thảo luận, thống nhất lựa chọn nghề phù hợp với địa phương, người lao động có nhu cầu, xếp theo thứ tự ưu tiên để đề nghị với huyện, thành phố tổ chức lớp đào tạo nghề. Do đó, các địa phương trong tỉnh đã xác định được danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi địa phương. Đồng thời qua đó còn theo dõi, quản lý, cập nhật biến động về cung- cầu lao động, làm cơ sở cho quy hoạch phát triển mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp…

Tối thứ 7 hàng tuần đài phát thanh và truyền hình NB phát sóng chương trình dạy nghề việc làm. Hàng tuần báo NB có các bài phản ánh về công tác dạy nghề, đài phát thanh cấp 3 thường xuyên cập nhật thông tin về các chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo nghề.

Trong 3 năm thực hiện đề án, toàn tỉnh đã tổ chức được 11 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, thành phố, thị xã, định kỳ hàng tháng tổ chức phiên giao dịch việc làm, tọa đàm thanh niên với công tác học nghề, giải quyết việc làm. Ngoài ra còn phát hành 26 nghìn tờ rơi tuyên truyền về công tác dạy nghề tới doanh nghiệp và người lao động.

Như vậy, tỉnh đã tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người lao động trên địa bàn huyện nắm được tầm quan trọng của công tác dạy nghề, hiểu được các chính sách về dạy nghề, nhất là chính sách ưu đãi cho người lao động trong dạy

nghề nông thôn. Đồng thời, công bố địa chỉ các cơ sở dạy nghề có uy tín và những cơ hội việc làm sau khi học nghề. Từ đó, người lao động sẽ căn cứ vào điều kiện của bản thân, đặc điểm của địa phương và ngành nghề truyền thống để họ chủ động lựa chọn nghề học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w