Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 28)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhu cầu đào tạo nghề là mong muốn được tham gia, được hiểu biết và thực hành về một hay một số nghề phù hợp với điều kiện của mỗi người lao động . Nó là cơ sở quan trọng để hệ thống đào tạo nghề chuẩn bị các điều kiện đào tạo nghề như: xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo , chuẩn bị các điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đào tạo nghề. Nhu cầu đào tạo cũng có thể được tính toán từ việc xem xét các điều kiện vật chất và con người có thể huy động cho đào tạo nghề với nhu cầu từ sự phát triển KTXH. Việc xem xét mối tương quan giữa nhu cầu xã hội và khả năng về các điều kiện có thể huy động là quy trình hợp lý nhất để xác định nhu cầu đào tạo nghề tại một quốc gia, một vùng, một địa phương trong thời gian nhất định. Mặt khác, cũng cần xem xét tới đối tượng của hoạt động đào tạo nghề- những người học nghề với nhu cầu thực sự của họ và các điều kiện của chính họ để có thể tham gia vào quá trình đào tạo nghề, xác định khoảng trống giữa kiến thức, kỹ năng cần có khi tham gia lao động và những kiến thức, kỹ năng mà người học hiện có.

Việc xác định nhu cầu đào tạo nghề cần tiến hành theo quy trình:

1. Xác định yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ

2. Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phương, so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 28)