Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 109)

II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

3.2.5 Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động chịu tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Yêu cầu về

chất lượng lao động của các doanh nghiệp cũng ngày càng khắt khe hơn, do đó để có thể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cần tiến hành nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Muốn thực hiện tốt giải quyết việc làm cần thực hiện:

+ Đối với các cấp chính quyền địa phương: Làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tạo cơ sở cho xây dựng chiến lược dạy nghề ở từng địa phương. Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cả về số lượng, chất lượng, loại hình nghề cần đào tạo. Cần điều tra một cách chính xác nhu cầu đào tạo của thực tiễn, khuyến khích các cơ sở đào tạo và người học thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhân rộng mô hình tiên tiến về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và truyền nghề tại các làng nghề trên địa bàn.

UBND huyện tổ chức chỉ đạo học tập các điển hình tiên tiến trong huyện. UBND các xã, thị trấn liên kết với các công ty xuất khẩu lao động dưới sự chỉ đạo của UBND huyện đào tạo, định hướng, tư vấn, hỗ trợ vay vốn và đưa lao động đi xuất khẩu lao động.

+ Đối với các cơ sở đào tạo: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp với các địa phương để có sự tuyển dụng lao động ban đầu. Doanh nghiệp có có trách nhiệm giải quyết vấn đề đào tạo nghề theo tư cách của người sử dụng lao động tương lai. Việc bồi thường khi thu hồi đất sẽ không chuyển cho những lao động này mà chuyển trả cho hoạt động đào tạo nghề. Nếu có sự phối hợp tốt, kinh phí đền bù sẽ được sử dụng đúng mục đích và sẽ tiết kiệm được. Đặc biệt tránh được lãnh phí khi học nghề vì đã đào tạo nghề theo đơn đặt hàng.

Cần có sự điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về số lượng, chất lượng, loại hình nghề cần đào tạo chi tiết theo quy mô cấp huyện. Trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng các chương trình cụ thể cho đào tạo từng ngành nghề ở từng địa phương

để đảm bảo kết quả đào tạo thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương trong tỉnh. Đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất.

+ Đối với người lao động: Cần chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp để theo học, sử dụng tốt nguồn kinh phí hỗ trợ đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào mục đích đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thu nhập ổn định.

+ Đối với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh: Cần xác định rõ nhu cầu về lao động để đặt hàng với cơ sở đào tạo nghề. Nếu làm được, doanh nghiệp sẽ có nguồn lao động phù hợp nhất với yêu cầu kinh doanh, những lao động đã được đào tạo có thể sử dụng lâu dài, ổn định, tạo sự yên tâm công tác với những lao động đã được đào tạo. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu áp dụng các hình thức trả lương, trả công lao động theo số lượng và chất lượng công việc hoàn thành để người lao động thấy được sự cần thiết và chủ động tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Lao động thanh niên là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Do đó, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn là một việc hết sức cần thiết và là một giải pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh cũng như công tác chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang các ngành nghề khác. Ngoài các giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên ngay tại địa phương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho thanh niên đi vào các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tại các làng nghề truyền thống thì việc giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trong khu vực công nghiệp, dịch vụ là một giải pháp quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của tỉnh. Ngoài ra, một giải pháp nữa là giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động cho thanh niên để họ có cơ hội đi làm việc và học hỏi ở các nước trên thế giới.

Trong thời gian tới cần có chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, mở mang các ngành dịch vụ, cung ứng đầy đủ số lao

động có tay nghề, được dạy nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w