II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH
3.1.1.1 Định hướng phát triển các ngành nghề kinh tế chủ yếu
Quán triệt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, phù hợp với các quy hoạch phát triển của tỉnh, thể hiện sự đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn các mặt hoạt động kinh tế - xã hội. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, phát huy nội lực khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Cải thiện một bước quan trọng về các mặt xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, giải quyết tốt lao động việc làm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ vững và ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn.
Quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh; đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh NB đã có những định hướng về phát triển kinh tế với những tiêu chí sau:
- Ngành nông, lâm ngư nghiệp: Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, tiếp tục thâm canh tăng năng suất cây trồng để bù đắp lại một số diện tích đất nông
nghiệp đã chuyển sang xây dựng các công trình hạ tầng, khu công nghiệp…, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hàng xuất khẩu. Tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển mạnh ngành thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ.
- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tập trung khai thác lợi thế của tỉnh về nghề truyền thống của địa phương: Thêu, chế tác đá mỹ nghệ, đan cói,đan bẹ chuối, đan bèo bồng,…và các ghề mới đưa vào các địa phương: Móc sợi, đính hạt cườm, khâu chăn bông xuất khẩu, may công nghiệp, chẻ tăm hương, hướng dẫn viên du lịch,…coi đây là giải pháp trọng tâm của tăng trưởng kinh tế. Hoàn thành xây dựng cụm công nghiệp, thực hiện các bước triển khai của tỉnh để xây dựng khu công nghiệp của tỉnh. Khuyến khích thu hút đầu tư vào các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, mở rộng các mặt hàng mới, nghề mới, trọng tâm là các sản phẩm từ đá, sản phẩm thêu ren, may mặc xuất khẩu…
-Dịch vụ: Tận dụng lợi thế của địa lý kinh tế, tập trung khai thác thế mạnh dịch vụ bằng cách tăng mức luân chuyển hàng hóa trên địa bàn, nâng cấp chợ nông thôn, đầu tư xây dựng chợ mới, xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại. Khuyến khích phát triển các ngành nghề du lịch, dịch vụ trên địa bàn hoạt động theo đúng pháp luật, chuẩn bị các điều kiện để đầu tư, khai thác các điểm du lịch văn hóa, tạo ra nguồn thu tăng từ ngành dịch vụ .
- Đặc biệt, trong những năm tới chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với nhu cầu lao động của từng ngành cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả trong công tác dạy nghề.