Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 108)

II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

3.2.4 Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát

ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương

Hiện nay, nhu cầu học nghề của bộ phận lao động nông thôn bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành nghề sau này có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cần phải tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, và lứa tuổi có mong muốn học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong địa bàn và các vùng lân cận, từ đó lên chiến lược nhằm mở rộng và phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được những nhu cầu trên. Nội dung đào tạo cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượng lao động nông thôn đến học nghề, góp phần vào giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó nội dung, hình thức đào tạo nghề cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượng lao động nông thôn đến học nghề, góp phần vào giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong giai đoạn tới trung tâm dạy nghề của tỉnh cần tiếp tục công tác khảo sát nhu cầu học nghề của các hộ nông dân đặc biệt là các xã bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp, giao thông; khảo sát lần theo dấu vết học sinh để nắm bắt tình hình học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường. Phân luồng đối tượng học nghề, ngành nghề và hình thức học nghề của từng đối tượng; từ đó lên kế hoạch triển khai mở rộng ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo cho từng đối tượng sao cho phù hợp;

đồng thời thay đổi nội dung đào tạo nhằm phù hợp với từng đối tượng về khả năng và ý thức học nghề.

Điều kiện để thực hiện giải pháp này là:

+ Cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tới; nắm bắt được ngành nghề nào phát triển trong tương lai; từ đó mở rộng ngành nghề đào tạo cho lao động, đảm bảo với lao động nông thôn đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để họ an tâm và lựa chọn ngành nghề đào tạo.

+ Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có trình độ tay nghề cao tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông-lâm- ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tiếp tục ký kết với các công ty sử dụng lao động có hiệu quả để phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, đề nghị công ty cử cán bộ kỹ thuật tham gia hướng dẫn một số môn học, tổ chức cho học sinh thực tập thực tế tại công ty, và cam kết giới thiệu việc làm cho người học sau đào tạo; ký liên kết với các trường để tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu học nghề được học tập tại địa phương, góp phần giảm bớt chi phí học tập.

Thực hiện tốt được giải pháp này và đảm bảo được điều kiện thực hiện, trong tương lai sẽ đào tạo được đội ngũ lao động phù hợp với khả năng và nhận thức của từng đối tượng: những ngành nghề đòi hỏi sự nhạy bén trong công việc, đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ phù hợp với đối tượng lao động là thanh niên; ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ phù hợp với đối tượng lao động là phụ nữ…; từ đó phát huy được tối đa ý thức và khả năng làm việc của lao động nông thôn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w