Sự cần thiết phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 43)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.6 Sự cần thiết phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp hàm lượng công nghệ cao. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vùng nông thôn cũng đang phát triển đô thị hóa với tốc độ lớn, tỷ lệ đất nông nghiệp thu hẹp dần, một bộ phận đáng kể lao động nông thôn phải chuyển đổi nghề nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; số còn lại phải thay đổi kỹ thuật sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị và các dịch vụ khác. Sự xuất hiện của các ngành nghề mới đòi hỏi người lao động nông thôn phải có sự đổi mới, nâng cao chất lượng đột biến để thích ứng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, chất lượng lao động ở nông thôn nước ta còn quá thấp. Chất

lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chất lượng lao động nông thôn thấp cũng là trở ngại lớn cho thúc đẩy phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao và các nghề truyền thống để tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa. Chính vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn để họ làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, để họ có thể thoát nghèo và giàu lên ngay trên mảnh đất quê hương đang là một yêu cầu cấp bách.

Thực tế cho thấy, tình hình thiếu việc làm trong nông thôn hiện đang rất gay gắt, theo Báo cáo điều tra Lao động việc làm quý 4 năm 2012 của Tổng cục thống kê, đến thời điểm ngày 1/1/2013 có tới 83,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn, ngoài thời gian nông nhàn chưa được tận dụng, còn nhiều thanh niên hàng năm đến tuổi lao động không có việc làm; ở những nơi đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng, người lao động được hưởng tiền đền bù, nhiều khi khá lớn, song đất không còn, việc làm cũng không có, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Rõ ràng là rất cần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu lao động: giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động kinh doanh các ngành nghề ngay tại địa phương.

Cùng với việc mức sống thấp, thiếu việc làm và quá trình đô thị hóa, việc sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống, dẫn tới làn sóng di cư mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Quá trình di cư này dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho các thành phố, trung tâm với các vấn đề về nhà ở, môi trường, văn hóa...Để giải quyết vấn đề này thì vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn phải luôn gắn chặt với việc đào tạo nghề cho họ để hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc làm cho khu vực nông thôn. Theo chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020, thì hiện tại lực lượng lao động nông thôn có sự bật cập lớn về trình độ tay nghề, cơ cấu trình độ... Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là rất cần thiết để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nông nghiệp, lao

động nông thôn và nông thôn.

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn không chỉ bù đắp sự suy giảm chất lượng do lao động chất lượng cao di chuyển ra thành thị mà còn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ngày càng cao ở nông thôn. Trong quá trình đô thị hóa, quy mô lao động nghành nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp tăng lên và có vai trò quan trọng trong đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Các làng nghề được cơ giới hóa, điện khí hóa, sản xuất hướng vào xuất khẩu nhiều hơn và có vai trò lớn trong quá trình phát triển lao động phi nông nghiệp ở nông thôn. Hiện nay, cả nước ta đã hình thành khoảng 2790 làng nghề, trong đó có những làng nghề thủ công truyền thống lưu giữ những nghề truyền thống có từ hàng trăm, hàng nghìn năm trên đất nước ta. Làng nghề đã trở thành một tài sản hết sức quý giá của dân tộc, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà chủ yếu là những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của sản phẩm làng nghề đang được nhân dân ta và du khách nước ngoài ca ngợi. Do đó việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đảm bảo cung ứng lao động cho các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp là hết sức cấp thiết không chỉ vì thu nhập và đời sống của lao động nông thôn, mà còn nhằm bảo tồn và phát triển những ngành nghề truyền thống, lưu giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w