Nhóm chỉ tiêu định lƣợng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 30)

Nhóm chỉ tiêu này gồm hệ số chi phí nguồn tài nguyên nội địa (DRC), hệ số đo sức cạnh tranh về giá (Ci) và so sánh chi phí sản xuất và giá thành. Hệ số DRC do tác giả Golexbi thuộc Viện Chính sách lương thực thế giới đưa ra để tính toán chi phí tài nguyên nội địa và lượng hoá năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Hệ số Ci được tác giả J. Quiroz và A. Valdes - Viện Chính sách lương thực thế giới đưa ra năm 1993 để đo lường năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm nông nghiệp. Các hệ số này cũng được các nhà nghiên cứu kinh tế của Viện kinh tế nông nghiệp và Viện Kinh tế, Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia Việt Nam sử dụng để tính năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

1.2.2.1 Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (DRC)

Hệ số này được tính theo công thức sau: nj=k+1 aij pj

DRC =

pbi - kj=1 aij pbj Trong đó:

- j = 1,2..., k là đầu vào khả thương

- j = k+1, ..., n là nguồn lực nội địa và các đầu vào trung gian - aij là hệ số chi phí đầu vào j đối với sản phẩm thứ i

- pj là giá kinh tế của nguồn lực nội địa và đầu vào trung gian - pbi là giá biên giới của sản phẩm khả thương tính theo tỷ giá hối đoái kinh tế

- pbj là giá biên giới của của các đầu vào khả thương tính theo tỷ giá hối đoái kinh tế

Tử số [ n

j=k+1 aij pj] chỉ ra tổng các nguồn lực nội địa (kể cả khả

thương và bất khả thương) được huy động để sản xuất ra và xuất khẩu 1 đơn vị hàng hoá của một nước.

Mẫu số[pbi - kj=1 aij pbj] là giá trị ròng thu được qua xuất khẩu (nguồn lợi ròng mang lại khi xuất khẩu) 1 đơn vị hàng hoá (qui ra nội tệ).

Hệ số DRC cho biết hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội địa để tạo ra giá trị xuất khẩu ròng. Nói cách khác, DRC cho phép xác định hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu. Dựa vào hệ số này người ta sẽ lựa chọn và quyết định sản xuất loại hàng hoá nào để xuất khẩu sẽ có lợi hơn, qua việc tính toán chi phí sản xuất ra hàng hoá đó thấp hơn chi phí sản xuất loại hàng hoá khác (để xuất khẩu) nhưng thu về cùng một lượng ngoại tệ qui đổi.

Nếu DRC = 1 có nghĩa là chi phí trong nước quy đổi ra ngoại tệ và giá trị sản phẩm tính bằng ngoại tệ bằng 0, có nghĩa sản xuất đó không

đem về ngoại tệ, không có hiệu quả thương mại (chi phí nguồn lực trong nước quá lớn).

Nếu DRC < 1 thì sản xuất đó có hiệu quả, thu được ngoại tệ, sản xuất với mức chi phí tài nguyên nội địa nhỏ hơn. DRC càng tiến về 0 thì sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá đó càng có hiệu quả.

Trong sản xuất nông nghiệp, hệ số DRC cho phép so sánh hiệu quả sản xuất nông sản xuất khẩu trên cùng một đơn vị diện tích.

1.2.2.2 Hệ số đo sức cạnh tranh về giá Ci:

Hệ số đo sức cạnh tranh về giá Ci là chỉ số biểu hiện năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm được biểu thị qua công thức sau:

Ci = Pi/(Pf)w hay Ci = (EP*iTiMi)/ (EP*fTfMf)w

Trong đó:

- Pi và Pf là giá cánh kéo của sản phẩm đầu ra i và của đầu vào

trung gian f (đối với ngành trồng trọt lấy phân bón làm đại diện) của một quốc gia,

- w là tỉ lệ chi phí của đầu vào trung gian trong tổng giá trị sản phẩm đầu ra,

- P*i và P*f là giá cánh kéo quốc tế của sản phẩm đầu ra i và của đầu vào trung gian f,

- E là tỉ giá hối đoái thực,

- T và M là hệ số bảo hộ danh nghĩa và hệ số chi phí thương mại. Hệ số đo sức cạnh tranh về giá thường được biểu hiện dưới dạng chỉ số như sau:

Ci,t = Ci,t-1(1 + Pi,t - w Pf,t)

Trong đó: là tỉ lệ tăng/giảm từ năm t-1 đến năm t

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về giá của một mặt hàng (như tỉ giá hối đoái, giá cả quốc tế và các chính sách thương mại) có thể được xác định dựa trên công thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ci = (1-w) E + ( Pi*- w Pf*) + [( Ti - w Tf) + ( Mi -

w Mf)]

1.2.2.3 So sánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng

loại giữa các nhà sản xuất

Giá thành sản phẩm biểu hiện những chi phí của các yếu tố đầu vào, trong điều kiện cụ thể của một nước so với thế giới, để xác định các lợi thế so sánh trong sản xuất.

Giá cả thường được thể hiện trong hoạt động lưu thông và trao đổi, nhằm so sánh giá trị quốc tế về hàng hoá của quốc gia so với thế giới, tuy nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ tỷ giá hối đoái, quan hệ giữa hàng ngoại thương, phi ngoại thương và hệ thống chính sách thuế, đầu tư của từng quốc gia. Giá cả nông sản của một quốc gia càng rẻ (các điều kiện khác tương tự), quốc gia đó càng có năng lực cạnh tranh.

Do những điều kiện khác nhau về điều kiện tự nhiên mà sản xuất nông nghiệp ở các nước trên thế giới có các mức chi phí rất khác nhau. Ngoài ra, giá cả các vật tư, dịch vụ đầu vào cũng rất khác nhau do khả năng tự sản xuất hay phải nhập khẩu. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra mức giá sản xuất cá biệt của các sản phẩm trồng trọt hay chăn nuôi của một quốc gia so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác trên thế giới.

Như vậy, việc so sánh giá thành sản xuất (chi phí) để làm ra sản phẩm giữa các nước cùng sản xuất trong điều kiện tự do hoá thương mại, loại trừ các rào cản xuất nhập khẩu sẽ giúp xác định năng lực cạnh tranh của sản phẩm nước này với nước khác. Quy luật chung là giá thành sản xuất càng thấp (các điều kiện khác tương tự) thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao và ngược lại, nếu chi phí sản xuất cao sẽ làm giảm

năng lực cạnh tranh của sản phẩm do nhu cầu có khả năng thanh toán đối với hàng hoá đó giảm.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 30)