Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá ở Đài Loan, nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thu nhập quốc dân. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Đài Loan tập trung phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm đặc biệt là ngành thực phẩm dự trữ và đóng hộp.
Kinh nghiệm năng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu của đài Loan thể hiện ở những điểm sau:
(1). Đài Loan rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Vào cuối những năm 50, xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến thực phẩm Đài Loan là thực phẩm đồ hộp gồm dứa hộp, nước uống hộp, thịt hộp với giá trị xuất khẩu chiếm tới 90% toàn ngành. Để đảm bảo uy tín cho ngành công nghệ chế biến đồ hộp, tránh tình trạng hỗn loạn trong sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ Đài Loan đã đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng đối với các cơ sở đóng hộp và các sản phẩm nông sản đóng hộp xuất khẩu. Hiện nay, ngành chế biến thực phẩm đồ hộp phát triển rất mạnh với một hệ thống và mạng lưới hữu hiệu, công nghệ chế biến tiên tiến đáp ứng tốt các yêu cầu nhập khẩu của các thị trưòng khó tính trên thế giới.
Để nâng cao được chất lượng đồ hộp, Chính phủ đài Loan đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến. Trước đây, ở Đài Loan cây dứa thường được trồng xen trong các vườn cây ăn quả như một thứ cây trồng phụ, do vậy chất lượng quả rất kém và hay bị sâu bệnh. Để
giữ uy tín cho sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ người sản xuất thông qua việc trợ giúp kỹ thuật trồng trọt và chăm bón, trợ giúp về vốn, khuyến khích trồng chuyên canh, thâm canh dứa với những qui trình kỹ thuật cẩn thận được sự quản lý giám sát của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, Chính phủ còn trợ giá cho những nông trường dứa lớn, thưởng những người trồng dứa có chất lượng cao.
Để khắc phục tình trạng các nhà máy đóng hộp cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu có thể làm cho có một số quả không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu lọt vào hộp làm giảm chất lượng của sản phẩm chế biến, Chính phủ đã giao hạn ngạch sản xuất cho các nhà máy dựa trên ước tính về thu hoạch quả và số liệu xuất khẩu của các nhà máy đóng hộp đó. Chỉ có những nhà máy nào có cơ sở cung cấp nguyên liệu của chính mình mới được tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Để quản lý chất lượng sản phẩm, Chính phủ ban hành lệnh nâng tiêu chuẩn của các nhà máy chế biến. Theo đó, tất cả các nhà máy đồ hộp phải thoả mãn một hệ tiêu chuẩn qui định mới được tham gia xuất khẩu.
(2). Thiết lập hệ thông thu mua nguyên liệu thông suốt từ vùng trồng nguyên liệu đến các cơ sỏ chế biến để đối phó với tình trạng khan
hiếm nguyên liệu vào thời điểm giáp vụ dễ gây ra tình trạng đầu cơ tích trữ hàng. Các công ty (cà phê, cao su, hoa quả) của Đài Loan đã thành lập “Văn phòng nông trại trung tâm”. Văn phòng này có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo về tình hình mùa màng. Hệ thống này đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc thu mua nguyên liệu và sự nhạy cảm trong giải quyết các biến động của sản xuất và thị trường.
(3). Thành lập các “Hiệp hội ngành” để thực hiện việc ký kết hợp
đồng thu mua nguyên liệu giữa các nhà máy đóng hộp xuất khẩu và các cơ sở phân phối nguyên liệu nhằm khắc phục hiện tượng các nhà mua
nguyên liệu trung gian vì mục tiêu kiếm lời nên mua “non” ngay cả khi hoa quả (dứa) còn xanh hoặc mới khi vào mùa, gây ảnh hưởng tới chất lượng và giá cả sản phẩm. Tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc không lợi nhuận mà chủ yếu đóng góp cho công nghiệp thực phẩm.
(4). Chính phủ cũng như các công ty kinh doanh rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học. Các kết quả nghiên cứu được phổ biến
cho các nhà sản xuất, công chúng qua các tạp chí cũng như các cuộc trình diễn thực nghiệm.
Kinh nghiệm thành công trong ngành chế biến cho thấy Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp. Chính phủ ban hành những luật lệ cơ bản, tiêu chuẩn kỹ thuật, những yêu cầu cần thiết về xuất khẩu... nhằm giúp các nhà sản xuất đi đúng hướng. Sự hỗ trợ của Chính phủ còn thể hiện ở việc đầu tư cho những nghiên cứu cơ bản nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài. Hiện nay Đài Loan có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển ở khu vực châu Á.