SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 34)

CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƢỚC NGHÈO

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia. Cơ sở hình thành xu thế này không chỉ dựa trên ý muốn chủ quan của chính phủ mỗi nước mà đó còn là hệ quả của quá trình phát triển khoa học, công nghệ, sự bành trướng của các công ty, sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở lợi thế so sánh của họ. Cạnh tranh cũng vì thế mà diễn ra gay gắt hơn giữa các nước trong việc bảo hộ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Do đó, các quốc gia muốn chiến thắng trong cạnh tranh, mở rộng được thị phần cho hàng hoá của mình trên thị trường quốc tế buộc phải chú trọng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá do họ sản xuất và xuất khẩu.

Trong xu thế này các nước đang phát triển và các nước nghèo càng cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu bởi lẽ:

Một là, sản lượng nông sản hiện nay trên thế giới chủ yếu được

cung cấp bởi những nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng đang chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nông nghiệp, nông thôn là nơi thu hút được lực lượng lao động đông đảo của các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu là lao động giản đơn ít qua

đào tạo. Năng suất lao động trong nông nghiệp của các nước này thua kém xa so với các nước phát triển.

Hai là, xuất khẩu nông sản trước đây của các nước đang phát triển

chủ yếu chỉ mới dựa trên lợi thế so sánh về nguồn lao động rẻ và điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu mà thiên nhiên ban tặng (lợi thế có được mà không cần phải có những đầu tư lớn về vốn và tri thức) nhưng hiện nay nhờ tiến bộ vượt bậc về công nghệ sinh học, khoa học kỹ thuật những lợi thế đó đang dần bị thu hẹp lại.

Ba là, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự

nhiên, chính điều kiện tự nhiên tác động rất lớn đến sản lượng, chủng loại và chất lượng hàng nông sản. Nhưng các nước nghèo bị hạn chế rất nhiều trong phòng chống rủi ro do thiên tai gây ra do thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Hơn nữa, sản xuất nông sản mang tính thời vụ nhưng tiêu dùng lại diễn ra quanh năm, do vậy nếu thiếu năng lực trong bảo quản, chế biến và xuất khẩu nông sản thì khó có thể thắng trong cạnh tranh xuất khẩu. Những phương tiện này ở những nước nghèo rất lạc hậu và thiếu thốn.

Bốn là, dân số thế giới tăng nhanh nên nhu cầu về hàng nông sản

càng lớn, trong khi đó, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các nước trên thế giới diễn ra nhanh chóng càng làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Đời sống của người dân càng được cải thiện thì yêu cầu về chất lượng cao, tính an toàn cho sức khoẻ lại được đặt lên hàng đầu đối với hàng nông sản. Để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm với chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu buộc các nước phải áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng nông sản làm cho cạnh tranh có xu hướng chuyển sang cạnh tranh thông qua kỹ thuật và công nghệ. Hơn nữa, để bảo vệ

sản xuất nông nghiệp trong nước, nhiều quốc gia phát triển đã và đang áp dụng nhiều hình thức bảo hộ sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, đặt ra các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, đặt ra những yêu cầu quá nghiêm ngặt về điều kiện nhập khẩu (đôi khi mang yếu tố chính trị nhiều hơn) nhằm chống lại sự thâm nhập của hàng nông sản của các nước đang phát triển. Như vậy, hàng nông sản của các nước đang phát triển nếu không đủ sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, đa dạng về mẫu mã và đặc biệt đảm bảo được tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm cũng như điều kiện về thời gian cung ứng sản phẩm thì khó có khả năng thâm nhập được vào thị trường của các nước phát triển.

Ngoài ra, có một lý do nữa mà các nước đang và chậm phát triển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng đó là vấn đề luật pháp trong kinh tế và thương mại quốc tế cả trong quan hệ song phương và đa phương. Trong thực tế, có nhiều lý do kiến cho những nước nghèo thường thua khi tham gia các vụ kiện về tranh chấp thương mại, trong đó có lý do về luật pháp; Việt Nam thì cả không có đủ và không biết hết các luật pháp, luật lệ này.

Để hội nhập tốt hơn với kinh tế thế giới, đẩy mạnh được xuất khẩu, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu và họ đã đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực này. Tác giả luận văn cho rằng, nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu để từ đó rút ra những bài học quí báu cho Việt Nam là việc làm thiết thực.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)