Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 137 - 141)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

3.3.2.6Quản lý rủi ro

5 Giá biên giới tương đương*

3.3.2.6Quản lý rủi ro

Do đặc thù của sản xuât nông sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời hạn bảo quản hàng nông sản thường ngắn so với các hàng hố khác, giá cả nơng sản xuất khẩu chịu sự chi phối rất lớn của giá cả thị trường thế giới. Hơn nữa, do tiềm lực kinh tế và qui mô sản xuất và xuất khẩu của người sản xuất và xuất khẩu nơng sản Việt Nam cịn q nhỏ nên dễ bị tổn thương khi có biến động về thiên tai, dịch bệnh và giá cả. Vì vây, việc nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, hình thành quĩ bảo hiểm từng ngành sản phẩm là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trước mắt cần thành lập các quĩ bảo hiểm các nông sản sau: lúa gạo, cà phê, cao su, thịt lợn, chè. Quĩ này dùng để can thiệp thị trường khi giá nông sản đột biến giảm dưới giá sàn định hướng và giúp đỡ sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó khăn do thiên tai. Quĩ được trích từ phần thuế xuất khẩu và các khoản thu và đóng góp khác đối với từng loại nơng sản.

Ngồi ra, khuyến khích áp dụng hệ thống hợp đồng kết nối giữa sản xuất- chế biến - xuất khẩu, hình thành cơ chế chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa "bốn nhà": Nhà nước, nhà sản xuất, nhà chế biến và kinh doanh xuất khẩu.

Kết luận chƣơng 3

Trên đây là một số quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu việt Nam trong thời gian tới. Để nơng sản Việt Nam ngày càng có ưu thế trên thị trường thế giới địi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các

ngành từ trung ương đến người sản xuất. Nhà nước có trách nhiệm tạo mơi trưịng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, thơng thống để khuyến khích được các chủ thể sản xuất kinh doanh phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu. Nhà nước xây dựng các chính sách khuyến khích người sản xuất kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất và chế biến nông sản để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư vào những lĩnh vực mà một mình tư nhân chưa thể làm được như đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu, xây dựng thương thương hiệu và xúc tiến thương mại, nghiên cứu và dự báo thị trường thế giới,...

Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía nhà nước, bản thân ngưòi sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần xây dựng cho mình chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu như chủ động áp dụng những loại giống tốt, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch tiên tiến, tuân thủ chặt chẽ những qui định về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng hàng hố. Các doanh nghiệp kinh doanh cũng phải tự nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, kỹ năng đàm phán thương mại, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để điều chỉnh sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Việt nam có nhiều lợi thế và tiềm năng về sản xuất nông sản xuất khẩu có giá trị trên qui mơ lớn và có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào. Trong những năm đổi mới cơ chế kinh tế, sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Song nhìn chung, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu đang là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế".{11,tr.199]. Để thực hiện chủ trương đúng đắn đó, chúng ta phải khơng ngừng mở rộng và đa dạng hố thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải có năng lực thực sự mới có thể chiến thắng trong cạnh tranh. Thế nhưng, xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua đang bộc lộ những hạn chế làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như: chủ yếu vẫn xuất khẩu nông sản dưới dạng nguyên liệu thô, hàm lượng "chất xám" trong sản phẩm thấp; đơn điệu về mặt hàng xuất khẩu, chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao và khơng ổn định; chưa có số lượng đủ lớn để xuất khẩu do sản xuất manh mún; hàng xuất khẩu khơng có thương hiệu; chi phí trong các khâu xuất khẩu cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, chủ yếu xuất khẩu ở dạng FOB; các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu kém nhanh

nhạy và thiếu kinh nghiệm trong đàm phán và nắm bắt thơng tin thị trường.

Vì vậy, để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và không ngừng mở rộng thị phần phần xuất khẩu buộc chúng ta khơng có con đường nào khác là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu. Để đạt được mục đích đó địi hỏi phải có sự nỗ lực của cả Nhà nước, các doanh nghiệp và ngưòi sản xuất trong việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh xuất phát từ nhu cầu của thị trường; không ngừng nâng cao chất lượng và đang dạng hoá sản phẩm nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản, công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và năng lực cho cán bộ làm công tác nghiên cứu và dự báo thị trường; đổi mới công tác xúc tiến thương mại. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần cải thiện mơi trưịng kinh doanh, chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giảm chi phí kinh doanh tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Làm được những điều này chắc chắn nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng có vị thế và có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã hết sức cố gắng tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật được các thơng tin, phân tích trên cơ sở lượng hoá một số chỉ tiêu chủ yếu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Song do còn hạn chế về năng lực chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế để tiếp tục hoàn thiện hơn nũa đề tài này./.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 137 - 141)