- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức
5 Giá biên giới tương đương*
3.1.1.2 Những thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam như:
Một là, nền nông nghiệp Việt Nam về cơ bản chưa thốt khỏi tình
trạng qui mơ nhỏ, phân tán và lạc hậu. Tình trạng này làm cản trở trực tiếp việc thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và cơng nghệ. Một nền nơng nghiệp lạc hậu khó có thể tạo ra được nhiều mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao. Vấn đề này càng trở nên trầm trọng vì nơng nghiệp Việt Nam nói chung, nơng sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng đã, đang và sẽ còn phải cạnh tranh gay gắt hơn với các đối thủ cạnh tranh khác - những nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam - không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa.
Hai là, nông nghiệp Việt Nam cho đến nay mới chủ yếu phát triển
theo bề rộng dựa trên khả năng tự nhiên, mức đầu tư khoa học và công nghệ thấp, sức cạnh tranh của một số nơng sản xuất khẩu cịn thấp do năng suất và chất lượng thấp, chi phí sản xuất cao, cơng nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến lạc hậu. Để nơng sản Việt Nam có thể vào được những thị trường rộng lớn của các nước phát triển thì những yếu kém trên cần được khắc phục. Tuy nhiên đây là những công việc không thể giải quyết xong trong một thời gian quá ngắn. Điều này có nghĩa là trong tương lai gần (5 năm thậm chí 10 năm) nơng sản xuất khẩu của Việt Nam còn phải chịu nhiều sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh.
Ba là, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập so
với yêu cầu hội nhập. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật hết sức khắt khe và tinh vi của các nước công nghiệp phát triển nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của họ (ví dụ, dư lượng thuốc kháng sinh trong hàng thuỷ sản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện về vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật). Ngay việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta cho phù hợp với pháp luật và thơng lệ quốc tế cũng địi hỏi nhiều thời gian và rất nhiều công sức, tiền của (đổi mới tư duy trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật là điều rất quan trọng, nhưng chúng ta đang cịn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này, ví dụ, việc phát triển doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, việc cho người nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp v.v...)
Bốn là, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và quốc tế buộc
Việt Nam phải thực hiện những cam kết cụ thể đối với mỗi định chế về nông nghiệp theo hướng: mở cửa thị trường hàng nông sản thơng qua việc thực hiện thuế hố các biện pháp phi thuế và cam kết thuế, coi thuế là biện pháp duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nước, thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu; làm minh bạch các loại trợ cấp của Chính phủ đối với sản xuất nơng nghiệp. Cắt giảm các loại trợ cấp làm bóp méo thương mại nếu vượt quá mức cho phép, đồng thời khuyến khích áp dụng các chính sách đầu tư phát triển khơng làm bóp méo thương mại như nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến nông, phát triển cơ sở hạ tầng v.v...Những việc này đòi hỏi phải đổi mới tư duy một cách mạnh mẽ và phải đề ra và thực hiện được các giải pháp hữu hiệu để vừa có thể phát triển được sản xuất trong nước, vừa không
bị coi là vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã ký. Đây là thách thức không hề nhỏ nhưng Việt Nam phải tìm cách vượt qua.
Do đó, nhận thức đúng những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để từ đó tìm ra các giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh