Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 76 - 78)

- diện tích gieo trồng lúa 9,9 7,0 66,

2.3.1.3Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng nhưng vẫn thiếu tính bền vững.

Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 59 nước trên thế giới, trong đó châu Á và châu Phi là những thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 70%-85% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm.

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã mở rộng ra trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 2 thị trường lớn là

Singapore và Hồng Kông. Cà phê Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh một số thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản với số lượng ngày càng tăng.

Thị trường xuất khẩu của cao su Việt Nam cũng biến đổi cơ bản trong thập kỷ vừa qua. Trước năm 1990, các nước XHCN Đông Âu cũ và Singapore là thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam. Sau khi các nước XHCN Đông Âu tan rã, Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc và Mỹ, ngoài ra vẫn giữ khách hàng truyền thống Singapore. Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây cao su của Việt Nam được xuất khẩu đi tới khoảng 40 nước trên thế giới bao gồm thêm các nước Đông Bắc Á và châu Âu. Trung Quốc hiện là thị trường có sức tiêu thụ cao su mạnh nhất của Việt Nam. Thị trường châu Âu từ chỗ chỉ chiếm trên dưới 7% tổng thị phần vào năm 1995-1996 đã lên tới 27-29% trong những năm 2000-2001. Thị trường Bắc Mỹ là một thị trường khá quan trọng của các nước xuất khẩu cao su. Tỷ trọng của thị trường này đối với Việt Nam có tăng lên song về mặt qui mô còn hạn chế.

Đối với mặt hàng chè xuất khẩu, cho đến nay Việt Nam chưa có bạn hàng nào nhập khẩu chính. Chè của Việt Nam được tiêu thụ rải rác từ Irắc, Libi, Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ. Với thị phần xuất khẩu quá nhỏ bé, Việt Nam không có khả năng chi phối được giá chè trên thị trường thế giới.

Riêng đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu, trong 2 năm gần đây kim nghạch giảm đáng kể. Nguyên nhân do thiếu thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ rau quả của Việt Nam còn lệ thuộc rất lớn vào nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc (vải, chuối, dưa hấu), các đơn vị kinh doanh xuất khẩu thiếu tính nhạy bén và năng động trong việc chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 76 - 78)