- diện tích gieo trồng lúa 9,9 7,0 66,
2.3.1.4 Khả năng sẵn sàng cung ứng sản phẩm
Khả năng sẵn sàng cung ứng sản phẩm cho xuất khẩu của Việt Nam kém do qui mô sản xuất của các hộ gia đình nhỏ lẻ, khâu thu mua, bảo quản và chế biến,vận chuyển còn nhiều bất cập.
Do hạn chế về mức hạn điền nên khó mở rộng qui mơ sản xuất của hộ gia đình và trang trại. Qui mô ruộng đất của hộ nơng dân q nhỏ, bình quân đất canh tác cho 1 hộ nông nghiệp là 7.800m2. Một số vùng như ĐBSH, Bắc Trung Bộ diện tích cịn ít hơn. Việt Nam là nước có diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất trong các nước ASEAN. Do đó, rất khó khăn trong việc cơ giới hố nơng nghiệp để tăng năng suất lao động cũng như tổ chức thu mua, chế biến nơng sản. Ví dụ, qui mơ sản xuất cây ăn quả của nước ta còn quá nhỏ chỉ từ 0,5- 2 ha/trang trại. Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát triển trang trại, đã hình thành nhiều vườn cây có diện tích lớn hơn ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Ngun và vùng ĐBSCL. Chính qui mơ sản xuất nhỏ này là một nguyên nhân cản trở viêc áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Có thể nói, yếu điểm nhất trong khâu sản xuất nông sản là chúng ta thiếu qui hoạch và kế hoạch, qui mô sản xuất nhỏ lẻ. Nhiều loại nơng sản cịn sản xuất theo kiểu phong trào thiếu sự định hướng của Nhà nước nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Tình trạng tự phát, manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến. Trong nhiều thời điểm sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước và năng lực xuất khẩu dẫn tới giá nông sản giảm mạnh làm giảm thu nhập của người sản xuất. Tình trạng sản xuất nông sản theo hướng quảng canh, đốt nương làm rãy còn diễn ra tràn lan
làm tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, đất đai bị xói mịn, giảm nguồn nước (ví dụ, đối với cây cà phê, cao su và cây chè).
Hàng nông sản xuất khẩu phần lớn được sản xuất từ các vùng qui hoạch tập trung, nhưng trình độ sản xuất ở các vùng rất khác nhau, trình độ canh tác, thâm canh của các hộ cũng không đồng đều, các cơ sở chế biến, kinh doanh xuất khẩu thiếu phương tiện bảo quản nên khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới mua gom từ các hộ sản xuất làm chất lượng hàng xuất khẩu thấp, tính ổn định kém, thời gian giao hàng không đảm bảo dúng tiến độ hợp đồng.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông vận tải, bến cảng, kho bãi còn nhiều bất cập so với yêu cầu CNH &HĐH nơng nghiệp và nơng thơn, làm chi phí sản xuất, xuất khẩu tăng do thời gian bốc dỡ tại cảng kéo dài, chi phí vận tải chênh lệch với các đối thủ cạnh tranh quá lớn dẫn tới giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.
Khả năng cung ứng sản phẩm cho xuất khẩu kém không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời gian, số lượng, độ đồng đều về chất lượng...làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.