0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 125 -125 )

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

5 Giá biên giới tương đương*

3.3.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm. Như phân tích ở chương 2, chất lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Đây là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam.

* Nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi

Nâng cao chất lượng sản phẩm được coi là giải pháp có ý nghĩa tiên quyết đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu đặc biệt đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện có sức cạnh tranh thấp do thua kém các đối thủ cạnh tranh về chất lượng (mặt hàng gạo) và kém về năng suất (cao su, chè). Để nâng cao được chất lượng nông sản xuất khẩu đòi hỏi chúng ta phải tăng cường tiềm lực cho các cơ sở nghiên cứu để tuyển chọn, nhập nội có chọn lọc những giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, cùng với việc phổ cập rộng rãi các công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra nông sản chất lượng cao, giá thành thấp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản.

Về phía Nhà nước, cần tăng đầu tư chiều sâu cho các viện, các trung

tâm nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi hiện có, đồng thời xây dựng mới một số trung tâm ở các vùng sản xuất nông sản tập trung để nghiên cứu và chuyển giao nhanh các giống mới sạch bệnh đã qua khảo nghiệm

vào sản xuất đại trà. Huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu phối hợp với hệ thống khuyến nông tổ chức hướng dẫn nông dân trồng mới, chăm sóc, thu hoạch theo đúng qui trình kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt cần nâng cao trình độ canh tác và kỹ thuật của các hộ sản xuất. Nâng cao độ đồng đều về năng suất, chất lượng đối với các hộ trong các vùng sản xuất, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kỹ thuật, quản lý và chỉ đạo sản xuất cùng các cơ quan kinh doanh. Nâng cao được độ đồng đều về năng suất chất lượng của các hộ sản xuất là nội dung có ý nghĩa kinh tế lớn hiện nay.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất và người sản xuất nông sản xuất

khẩu phải lựa chọn loại giống cây trồng vật nuôi từ những cơ sở sản xuất giống có uy tín, đảm bảo cung cấp giống đủ tiêu chuẩn chất lượng và chú ý sản xuất những loại nông sản đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

Trong quá trình sản xuất cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt phải tăng cường áp dụng phương pháp sản xuất sạch theo qui trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP). Phương pháp sản xuất sạch không những giúp chúng ta bảo vệ được môi trường sống, mà còn giảm được chi phí sản xuất do giảm chi phí về phân bón và thuốc trừ sâu, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt nam trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, người sản xuất cũng cần phải nâng cao chất lượng nông phẩm ngay ở khâu thu hoạch. Thu hoạch đúng thời vụ, đúng qui trình có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Một thực tế hiện nay, do kỹ thuật thu hái cà phê của Việt Nam tuốt cả quả xanh lẫn quả chín đã làm giảm chất lượng cà phê xuất khẩu và giảm giá bán rất nhiều.

* Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng công nghệ bảo quản và chế biến tiên tiến

Để nông sản có chất lượng cao thì vấn đề bảo quản sau thu hoạch cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Kỹ thuật bảo quản tốt không những giảm tỷ lệ hao hụt nông sản mà còn giữ được chất lượng cho nông sản đặc biệt là nhưng loại nông sản tươi sống như rau, hoa quả, sản phẩm từ ngành chăn nuôi. Có cơ sở hạ tầng và kỹ thuật bảo quản tốt còn cho phép các doanh nghiệp chủ động nguồn hàng cho khâu chế biến và xuất khẩu, thông qua đó mà nâng cao được năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Công nghệ bảo quản có tốt mới đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ được hương vị đặc trưng của nông sản xuất khẩu. Công nghệ bảo quản nông sản của Việt Nam hiện nay rất kém nên thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ hao hụt sau bảo quản cao làm giảm năng lực cạnh tranh so với nông sản của các nước xuất khẩu khác.

Thực tế hiện nay, công nghệ chế biến của Việt Nam vừa rất thiếu lại vừa lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh cho nên nông sản của Việt Nam chủ yếu phải xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô tới 70-80%. Đây là một thua thiệt rất lớn cho Việt Nam do không tận dụng được nguồn lao động dồi dào trong nước, hơn nữa xuất khẩu nguyên liệu thô giá trị xuất khẩu rất thấp và thường chịu tác động rất lớn của biến động giá cả trên thị trường thế giới. Ví dụ, khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm thì giá nguyên liệu thô giảm nhanh hơn nhiều so với giá cà phê đã qua chế biến sâu.

Để nâng cao sức cạnh tranh cần thiết phải tạo lập chương trình: "Hỗ trợ đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nói chung, đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu nói riêng". Trước hết, cần nâng cấp các nhà

lại, để có hướng xử lý trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu. Đồng thời xây dựng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu áp dụng đồng bộ công nghệ tiến tiến và đa dạng hoá các sản phẩm chế biến. Trên cơ sở nắm bắt yêu cầu của thị trường, xây dựng chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường, chủ yếu ở các thị trường mới, yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như vệ sinh thực phẩm cao.

Để hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, đòi hỏi cả Nhà nước và doanh nghiệp chế biến phải đặc biệt quan tâm đầu tư cho lĩnh vực chế biến nông sản.

Về phía Nhà nước, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng

cao trình độ công nghệ chế biến nông sản thông qua thuế, tín dụng, sử dụng quĩ khấu hao như:

+ Giảm thuế nhập khẩu đối với những thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất, chế biến nông sản;

+ Cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ;

+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ nguồn từ những nước có trình độ sản xuất tiên tiến trên thế giới như Mỹ, EU;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ hiện đại thông qua chương trình giới thiệu rộng rãi các tài liệu và trình diễn các công nghệ chế biến nông sản mới; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và cải tiến công nghệ đang áp dụng.

Về phía các doanh nghiệp, trước mắt cần nâng cao trình độ công

nghệ bảo quản nông sản tiên tiến như: xây dựng các kho bảo quản nông sản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; kỹ thuật đóng gói, bảo quản bằng kho lạnh,

công nghệ lạnh đông nhanh để bảo quản các loại nông sản tươi sống như hàng thuỷ sản, rau quả tươi.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản cần thực hiện một số biện pháp như: cải tiến, nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị chế biến hiện có; thay đổi các công nghệ cũ bằng các công nghệ sạch ít gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp có thể hiện đại hoá công nghệ chế biến bằng cách nghiên cứu, thiết kế công nghệ trong nước; nhập khẩu công nghệ chế biến hiện đại từ nước ngoài; liên doanh liên kết sản xuất với nước ngoài để trang bị công nghệ đặc biệt là công nghệ chế biến sạch.

* Các giải pháp khác

Ngoài ra, để đảm bảo được sự ổn định về chất lượng hàng xuất khẩu cần áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với nông sản xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề công nghệ sạch nhằm nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

Để tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam về chất lượng phải đặc biệt chú ý đến việc giám sát và kiểm tra chặt chẽ những chỉ tiêu qui định đối với các mặt hàng xuất khẩu theo từng khu vực và thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 125 -125 )

×