Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 135 - 137)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

5 Giá biên giới tương đương*

3.3.2.5 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Bên cạnh những tiềm năng to lớn như nguồn lao động dồi dào, thơng minh khéo tay, chịu khó, ham học hỏi và nhanh chóng tiếp thu tri thức và cơng nghệ..., nguồn nhân lực Việt nam cịn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội như: tác phong và tư duy của

người sản xuất nhỏ chưa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và cơng nghiệp hố, chưa coi trọng chữ tín trong kinh doanh, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và thiếu ý thức làm việc theo nhóm, thiếu kinh nghiệm trong cơng tác xuất khẩu, thiếu kỹ năng trong đàm phán thương mại và tranh chấp các vụ kiện tụng thương mại. Vì vậy, nhà nước nên có chính sách ưu tiên đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, doanh nhân, thương nhân có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề tham gia công tác xuất, nhập khẩu.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển đất nước. Ngày nay nhân tố này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất - kinh doanh.

Do đó, tuỳ điều kiện và tình hình cụ thể, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho hoạt động đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoặc hướng dẫn, giúp đỡ để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo cán bộ. Tổ chức những lớp đào tạo bồi dưỡng giám đốc, để hình thành dần đội ngũ doanh nhân có năng lực có khả năng xử lý linh hoạt, đồng thời cần có chính sách khuyến khích doanh nhân giỏi, đặc biệt trong khu vực DNNN.

Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan khảo sát thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nước xuất khẩu nông sản thành cơng như Thái Lan, Mỹ, Australia.

Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp Việt Nam.

Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo thơng qua các chính sách hỗ trợ tài chính xây dựng quĩ đào tạo ở doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)