Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 43)

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông nam Á, có diện tích canh tác 19,62 tr. ha [28], gấp 2,62 lần Việt Nam. Trong khi đó dân số có 58,5 triệu người, bình quân đất canh tác trên đầu người gấp 4 lần so với Việt Nam. Cách đây 25 năm Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng hiện nay đã vươn lên thành một nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo và thuỷ sản trên thị trường thế giới.

Để khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đã đề ra chính sách phát triển kinh tế với nội dung chủ yếu "Coi nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước". Để thực thi chính sách này, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng những biện pháp đặc biệt nhằm giải quyết tình hình tụt hậu của đất nước. Chính phủ khuyến khích thực hiện chiến lược công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Chỉ sau 25 năm (từ năm1970- 1995), GDP nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của Thái Lan giảm tới gần 50%, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh từ 14% lên 26,3% GDP cả nước. Ở Thái Lan đã hình thành nhiều khu công nghiệp chế biến nông sản được trang bị hiện đại nhằm gia tăng giá trị cho nông sản. Như vậy, vừa khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa nâng cao được giá trị nông sản, hàng hoá có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Do đó, tiềm năng trong nông nghiệp được khai thác và phát huy triệt để, sản xuất phát triển nhanh chóng. Kết quả là, từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su, mía đường thuộc vào những nước hàng đầu thế giới. Hiện nay, nông sản Thái Lan đã có uy tín và được tiêu thụ trên 100 quốc gia ở khắp các châu lục, đặc biệt là có sức cạnh tranh cao tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật bản. Đạt được những thành

công đó chính là nhờ Thái Lan đã áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu.

Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan là:

(1). Thái Lan rất chú trọng đến việc nghiên cứu và áp công nghệ sinh học, khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông sản xuất khẩu

nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Ví dụ, Thái Lan đã thực hiện chương trình cấp quốc gia về thay thế các vườn cây cao su già cỗi cho năng suất thấp bằng giống cây cao su lai cho sản lượng cao hơn gấp 5-6 lần. Nhờ đó Thái Lan vươn lên thành nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất lúa tương đương với Việt Nam, song kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan vượt xa so với nước ta (kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ bằng 50-60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan). Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gạo là Thái Lan đã chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu cải tiến và nâng cấp giống gạo Jasmine (hương nhài) lên thành gạo đặc sản hạt dài có hương thơm tự nhiên, lượng protein cao. Chính vì thế mà gạo xuất khẩu của Thái Lan có giá rất cao. Ví dụ, trong năm 2003, gạo hương nhài của Thái Lan luôn bán được giá cao kỷ lục khoảng 560-565 USD/tấn, giao hàng theo điều kiện FOB. Thái Lan còn đang phấn đấu năm 2005 đưa tỷ lệ gạo Jasmine lên 50% trong tổng lượng gạo xuất khẩu [48,tr.10]. Bên cạnh đó, Thái Lan luôn quan tâm giữ vững chất lượng của giống gạo Khao Đawk Mali đã có thương hiệu hàng hoá trên 50 năm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của những thị trường cao cấp.

(2). Chính phủ Thái Lan chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng triệt để các qui định đối với nông sản nhập khẩu vào

từng thị trường nhập khẩu. Ví dụ, khi EU đưa ra tiêu chuẩn về lượng hoá chất đối với nông sản xuất khẩu của Thái Lan vào EU, ngay lập tức Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan đã tiến hành làm mọi thủ tục để Hội đồng châu Âu thấy rõ chiến lược hiện tại và những kế hoạch trong tương lai của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của EU. Ngoài ra, Thái Lan còn đề nghị EU hợp tác để thực hiện tiêu chuẩn duy nhất kiểm định hàng nhập từ Thái Lan, đồng thời giúp đỡ Thái Lan phát triển công nghệ sinh học và những kiến thức về sản phẩm hữu cơ.

Thái Lan đặc biệt quan tâm đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải thuận tiện, nhanh chóng, kỹ thuật đóng gói hiện đại thoả mãn được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của EU, Mỹ, Nhật.

(3). Thái Lan rất chú trọng tới việc nghiên cứu thị trường cũng như

nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của các nước nhập khẩu sản phẩm của họ để

từ đó có chiến lược điều chỉnh sản xuất sao cho ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

(4). Chính phủ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản thông qua các biện pháp quản lý vĩ mô. Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương thực

hiện cơ chế thị trường đối với mọi loại sản phẩm hàng hoá, song vẫn chú trọng đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua việc giữ ổn định giá vật tư cho sản xuất nông nghiệp, cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp. Ví dụ, năm 1990, chính phủ cho nông dân vay 1,3 tỷ USD để phát triển sản xuất. Chính phủ Thái Lan còn áp dụng biện pháp can thiệp thị trường, trợ giá cho nông sản xuất khẩu khi giá nông sản xuống thấp nhằm ổn định thu nhập cho người sản xuất. Năm 2001, giá cao su xuất khẩu giảm

mạnh, ngoài việc tham gia vào chương trình dự trữ cao su, Chính phủ Thái lan còn thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng đỡ giá. Cuối năm 2002, Chính phủ đã cấp 3,4 tỷ Baht hỗ trợ chương trình hạn chế bán cao su tồn kho và nâng giá sàn đối với loại cao su hun khói lên 30 Baht/kg.

Ngoài ra, để khuyến khích xuất khẩu nông sản, Chính Phủ Thái Lan còn thực hiện một số biện pháp như bỏ chế độ hạn ngạch (quota), không thu thuế xuất khẩu, tạo tín dụng thuận tiện và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu nông sản. Khi cần thiết, Chính Phủ Thái Lan còn hỗ trợ việc xuất khẩu, can thiệp để ký những hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn. Với những chính sách và biện pháp đồng bộ nêu trên, nông sản xuất khẩu của Thái Lan chẳng những duy trì mà còn nâng cao được năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị quốc tế. [31, tr.23]

Những vấn đề nêu trên, cho thấy vai trò của chính sách rất quan trọng đối với việc tạo lập những ngành hàng và sản phẩm mũi nhọn để tăng sức cạnh tranh trên thương trường.

1.4.5 Kinh nghiệm của Mỹ

Nước Mỹ là nước có nhiều tiềm năng và thuận lợi về sản xuất nông nghiệp, như Mỹ có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, đất đai rộng, phì nhiêu với khoảng 75 -90% diện tích có điều kiện canh tác thích hợp là những lợi thế vô cùng quan trọng. Mỹ đã tận dụng được những lợi thế đó tổ chức khai thác sử dụng và phát huy nó một cách có hiệu quả cao nhất nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của mình. Mỹ đã căn cứ vào điều kiện tự nhiên (ruộng đất, tổng lượng nhiệt, lượng mưa...), các yếu tố kỹ thuật và các yếu tố kinh tế (gần thị trường tiêu thụ, có nguồn nhân lực với trình độ cao, mạng lưới vận tải, công nghiệp chế biến tiên tiến) để bố trí sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế. Ví dụ, điều kiện tự nhiên của Mỹ rất thuận lợi

cho sản xuất ngô, Mỹ đã tập trung mọi điều kiện để phát triển sản xuất ngô, vì vậy năng suất ngô của Mỹ đạt 8,685 tấn/ha vào năm 1994 cao nhất thế giới, gấp 2 lần năng suất ngô bình quân của thế giới.

Nông nghiệp Mỹ phát triển trên cơ sở kinh tế thị trường ở trình độ cao. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản của Mỹ là:

(1). Mọi hoạt động kinh doanh sản xuất nông nghiệp đều vận hành theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Các yếu tố "đầu vào" và "đầu

ra" của sản xuất nông nghiệp từ đất đai, sức lao động đến khoa học công nghệ, vật tư, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, chế biến, lưu thông nông sản đều là hàng hoá và chịu sự chi phối của các tập đoàn công nghiệp, tài chính, xuất nhập khẩu. Nông nghiệp Mỹ đã hình thành một hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp sản xuất vật tư, thiết bị kỹ thuật nông nghiệp và công nghiệp chế biến với dịch vụ lưu thông, cung ứng vật tư nông nghiệp và dịch vụ lưu thông tiêu thụ nông sản tạo thành một màng lưới gọi là AGRIBUSINESS (Nông nghiệp - Thương mại). Mối quan hệ trong mạng lưới này không dựa trên cơ sở tổ chức hành chính, mà dựa trên mối quan hệ đảm bảo lợi ích cho các ngành hữu quan theo qui luật kinh tế. Đây là nhân tố quan trọng giúp nông sản của Mỹ có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

(2). Phát triển các vùng sản xuất tập trung cho xuất khẩu, hay nói

cách khác là xúc tiến việc sản xuất trên qui mô lớn, tạo lợi thế về qui mô. (3). Phát triển kinh tế trang trại bao gồm các trang trại nhỏ, vừa, lớn và trang trại cực lớn thuộc các công ty và tập đoàn nông công nghiệp dưới hình thức các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Trên cơ sở phát

triển của kinh tế trang trại, các hợp tác xã được phát triển ở các hình thức và quy mô khác nhau.

Sự phát triển của nền kinh tế hợp tác đã hỗ trợ kinh tế trang trại và góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo nên ưu thế trong cạnh tranh của nông sản.

(4). Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là các trang trại dưới

nhiều hình thức như: Chính phủ trợ cấp cho các trang trại cất trữ nông sản; trợ cấp theo giá chuẩn; trợ cấp thiệt hại mùa màng do ảnh hưởng của thiên tai; trợ cấp cho trang trại cắt giảm diện tích gieo trồng khi cung vượt cầu, giá cả có nguy cơ giảm; trợ cấp cho trang trại bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, Chính phủ Mỹ đã ban hành các chính sách tài trợ cho xuất khẩu nông sản, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ, năm 1994, Chính phủ Mỹ chi từ ngân sách số tiền lên tới 1,15 tỷ USD để hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản. Những hỗ trợ đó, một mặt, tạo điều kiện cho nông nghiệp khai thác các tiềm năng để tăng sản lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân, mặt khác tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Tuy nhiên, nền nông nghiệp Mỹ có những lợi thế và sức cạnh tranh cao, song cũng có những hạn chế sau:

Công nghiệp hoá chất đưa vào nông nghiệp khối lượng lớn thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hoá học làm ô nhiềm đất đai và nguồn nước, gây tác hại đối với người, gia súc, thú hoang dã, các côn trùng và vi sinh vật có ích, để lại dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm.

Thuỷ lợi hoá nông nghiệp Mỹ với các kỹ thuật và công nghệ hiện đại dùng nguồn nước mát và nước ngầm tưới cho các cây trồng cạn, lúa nước ở các địa hình khác nhau đã có những biểu hiện tiêu cực như: xói mòn đất, nhiễm mặn đất, sụt mạnh nước ngầm.

Ngoài lợi ích mang lại, đã có nghiên cứu cho rằng cơ giới hoá làm hỏng kết cấu của đất, gây xói mòn đất màu, đưa các chất dầu mỡ vào đất làm giảm chất lượng đất.

Những hậu quả trên của sự phát triển cao của nông nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp là biểu hiện tính 2 mặt của khoa học và công nghệ, là sự cảnh tỉnh đối với những nước đi sau trong việc lựa chọn phương hướng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Ngoài kinh nghiệm của 5 nước nêu trên, một số nước khác, ví dụ Nhật Bản cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản chế biến. Họ rất chú trọng đầu tư công nghệ chế biến nông sản hiện đại đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng được yêu cầu rất cao về chất lượng của các thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, EU.

Ở Nhật Bản, có một thời ngành sản xuất nông nghiệp bị coi như một yếu điểm của nền kinh tế. Nhưng khi Chính phủ Nhật Bản chủ trương cải tạo nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp đã đẩy ngành này phát triển ngang tầm với các ngành sản xuất khác trong nước. Từ con số "0' vào những năm 50 của Thế kỷ trước, ngành sản xuất lúa gạo đã được cơ khí hoá đồng bộ vào cuối những năm 70. Đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong ngành trồng trọt và chăn nuôi để điều tiết độ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi một cách tối ưu. Nhật Bản đã trở thành "nhà máy" sản xuất rau sạch, và là một trong những nước có diện tích nhà kính trồng rau lớn nhất thế giới. Công nghệ đã cho phép giảm chi phí lao động xuống từ 2-4 lần. Người ta đã tính rằng sản xuất nông nghiệp theo công nghệ tiên tiến cho phép tăng khối lượng sản phẩm gấp 20 lần so với canh tác thông thường. Trong điều kiện môi

trường kinh doanh như vậy, các doanh nghiệp không thể thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra lợi thế so sánh động.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)