0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Những hạn chế

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 67 -67 )

1000 ha % tăng Tạ/ha % tăng tấn % tăng

2.2.2 Những hạn chế

Kết quả sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói trên trong những năm qua rất đáng kích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng và lợi thế chưa được khai và phát huy một cách triệt để nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu còn đơn điệu, xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô là chính, do vậy không chỉ hạn chế về hiệu quả kinh tế mà còn giảm các lợi ích xã hội (lao động, việc làm, thu nhập). Thực tế cho thấy, giá trị sản phẩm thô, nguyên liệu trong giá trị quốc tế của hàng hoá xuất khẩu thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với phần giá trị chế biến. Tỷ lệ xuất khẩu dạng nguyên liệu thô và sơ chế trong tổng khối lượng hàng xuất khẩu còn lớn phản ánh sự yếu kém trong chế biến nông sản.

Những yếu kém của nông nghiệp Việt Nam thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, cơ cấu sản xuất tuy đã có sự chuyển dịch tích cực song còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của địa phương, lao động nông thôn thiếu việc làm còn lớn, thu nhập của nông dân tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp và chưa vững chắc. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông sản chưa bám sát tín hiệu thị trường thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra khó và “không” tiêu thụ được (ví dụ, sản xuất quả vải năm 2003, sản xuất dưa hấu năm 2005, sản xuất hạt tiêu năm 2005).

Thứ hai, so với nhiều nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng phục vụ

cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều yếu kém, công nghệ lạc hậu nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông sản do đó sản phẩm làm ra giá thành cao, chất lượng thấp, mẫu mã không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng dẫn đến khó tiêu thụ.

Thứ ba, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng sản xuất nông

nghiệp có xu hướng giảm sút, bên cạnh đó thị trường hàng nông sản quốc tế có nhiều biến động không thuận, giá một số hàng nông sản biến động thất thường và có xu hướng giảm mạnh (giá cà phê, chè) làm giảm sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của Việt Nam (do chi phí sản xuất nội địa cao). Hơn nữa giá những vật tư "đầu vào" cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và thuốc phòng bệnh gia súc, gia cầm Việt Nam còn bị lệ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân khi có biến động tăng giá vật tư trên thế giới.

Thứ tư, xuất khẩu nông sản trong thời gian qua có sự tăng trưởng,

nhưng xét về qui mô vẫn còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực cả về tổng kim ngạch và kim ngạch tính trên đầu người.

Mặt khác, số lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu và một số sản phẩm có chiều hướng giảm sút như: lạc, đậu tương, ngô. Đáng lẽ ra, những sản phẩm này Việt Nam có rất nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển.

Một số nông sản tuy bước đầu đã tạo được chổ đứng trên thị trường, nhưng khả năng cạnh tranh vẫn còn thấp. Tài liệu nghiên cứu của Tổ chức phát triển Liên Hiệp quốc (UNIDO) gần đây cho rằng “hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại xu hướng cạnh tranh dựa trên mức lương thấp và nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Đây là nhận xét chính xác. Nhưng ưu

thế này sẽ giảm dần cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác thâm nhập, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ, cũng như thu mua, chế biến, vận chuyển, bảo quản nông sản còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá hướng vào xuất khẩu.

Công tác quản lý của Nhà nước về thương mại tuy có nhiều sự cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụ động. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa tạo được sức mạnh tổng hợp và còn thiếu nhiều cán bộ quản lý có trình độ. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ nội địa đặc biệt thị trường nông thôn chưa quan tâm đúng mức.

Thứ năm, cùng với mở cửa và hội nhập, hàng Việt Nam có được thị

trường rộng lớn hơn, nhưng đồng thời hàng hoá của nước ngoài cũng thâm nhập thị trường nội địa nên hàng hoá của Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với hàng của các nước khác trên thị trường khu vực và quốc tế mà phải cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa (ví dụ, gạo chất lượng cao của Thái Lan vừa qua đang tràn ngập ở thị trường Việt Nam). Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản chưa xây dựng được cho mình chiến lược cạnh tranh trong khi thời hạn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi hội nhập đang đến gần. Hiện đang có tình trạng nhiều ngành sản xuất và doanh nghiệp đang theo đuổi một chiến lược cạnh tranh thụ động dựa vào các “lợi thế trời cho” là chính. Các yếu tố như lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí độc quyền, trợ cấp, lãi suất ưu đãi, khung thuế... được các doanh nghiệp coi như cơ sở tồn tại và phát triển. Rất ít doanh nghiệp dám theo đuổi một chiến lược chủ động mà điểm cốt lõi là tạo ra một vị thế cạnh tranh khác biệt, tạo ra sản phẩm độc đáo hơn cũng như qui trình sản xuất hợp lý hơn.

Thứ sáu, tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế trong khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường nên một số thị trường đang trong quá trình hình thành, hoạt động không hoàn chỉnh, chịu sự chi phối của nhiều chính sách khác nhau. Trong lĩnh vực sản xuất, sự yếu kém về công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản lý làm giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp. Về tiêu dùng, thu nhập dân cư thấp, sức mua hạn chế làm thị trường trong nước chưa phát huy được khả năng. Trong kinh doanh, nhiều DNNN đang trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, vốn ít, trình độ quản lý hạn chế, nên hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng tiếp cận thị trường kém, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ bé, non trẻ và chưa được hỗ trợ đầy đủ để tham gia cạnh tranh quốc tế.

Tham gia vào AFTA, nhưng cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam về cơ bản tương đối giống với cơ cấu nông nghiệp của các nước ASEAN, trong khi nông sản xuất khẩu của ta chủ yếu lại dưới dạng chưa chế biến hoặc mới sơ chế, nên dù đưa vào thực hiện CEPT/AFTA sớm nhưng tác dụng tăng cường xuất khẩu chưa thể hiện mạnh và rõ rệt.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 67 -67 )

×