Hệ số cạnh tranh về giá (Ci)

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 93)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

2.3.7Hệ số cạnh tranh về giá (Ci)

Giá xuất khẩu các nông sản của Việt Nam nói chung còn thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới (10-20%), nhưng không phải Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh, mà phải chấp nhận mức giá này. Có những thời điểm gạo Việt Nam và Thái Lan cùng phẩm cấp, cùng thị trường nhưng giá gạo Thái Lan vẫn thường cao hơn gạo Việt Nam từ 35-50 USD/ tấn. Cà phê robusta cùng loại của Việt Nam cũng thấp hơn so với Inđônêxia khoảng 20-25 USD/tấn; nếu so với mức giá xuất khẩu của một vài nước khác có những lúc lên tới hàng ngàn USD/tấn, thì giá xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn tới 30-35%. Một phần do Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện giá FOB, không có điều kiện thuê tàu và kinh nghiệm trong thương mại quốc tế để xuất khẩu theo giá CIF. Mặt khác do trình độ tiếp thị và khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch còn nhiều yếu kém. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong mọi thời điểm đều thấp hơn giá thế giới từ 10-15%, cho tất cả các loại sản phẩm, thậm chí có những thời điểm tới 20% (1996) [41]. Đây chính là sự mất mát vô ích, vấn đề nâng cao giá xuất khẩu là nội dung có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nông sản.

Trong giai đoạn từ 1995-2005, giá xuất khẩu tuy đã được cải thiện hơn theo hướng thu hẹp dần khoảng cách với giá xuất khẩu hàng hoá cùng loại của các nước do nhu cầu nhập khẩu của thế giới gia tăng, trong khi nguồn cung cấp từ các nước sản xuất gạo hạn chế, do Chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách can thiệp vào thị trường gạo làm giá chào bán gạo của Thái Lan tăng, nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng có sức hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, sự cải thiện này không mang tính chủ động, nó chỉ tồn tại trong điều kiện cầu vượt cung, người mua có ít cơ hội lựa chọn.

Để nông sản xuất khẩu của Việt Nam giảm bớt thua thiệt so với các đối thủ cạnh tranh cần các giải pháp chiến lược như nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu cho hàng hoá, nâng cao uy tín trong xuất khẩu như đáp ứng được thời gian giao hàng, chất lượng ổn định trong các lô hàng xuất khẩu v.v...

Theo tính toán của Viện kinh tế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT và IFPRI, chỉ số năng lực canh tranh về giá của một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2000 được thể hiện ở bảng 2.10.

Việc tính hệ số cạnh tranh về giá dựa trên các chỉ tiêu như biến động giá thế giới về các mặt nông sản và giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; diễn biến của tỷ giá hối đoái; tác động của các yếu tố chính sách và môi trường thương mại.

Bảng 2.10 cho thấy chỉ số năng lực canh tranh về giá của mặt hàng

gạo xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1995–2000 giảm (Ci = -1,45%), trong đó tác động của các yếu tố sau ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu: yếu tố giá quốc tế tác động làm tăng chỉ số cạnh tranh lên 2,25%; tỷ giá hối đoái doanh nghĩa làm giảm sức cạnh tranh 1,65% và yếu tố chính sách, môi trường thương mại giảm 2.05%.

Bảng 2.10: Chỉ số năng lực canh tranh về giá của nông sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1995-2000

Đơn vị tính: %

Các chỉ tiêu Gạo Cà phê Cao su Chè Điều

Tác động giá thế giới 2,25 -0,06 -7,87 2,40 13,88

Tác động của tỷ giá hối

đoái danh nghĩa -1,65 -1,55 -1,75 -1,62 -1,21

Tác động của Chính sách

và môi trường thương mại -2.05 -6,26 2,36 -2,53 3,22

Chỉ số năng lực cạnh

tranh về giá (Ci) -1,45 -7,88 -7,25 -1,49 15,89

Nguồn: [6, 14]

Từ cuối năm 2002 đến nay, giá gạo thế giới có xu hướng tăng, sẽ là nhân tố quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh về giá của lúa gạo cũng như tăng hiệu quả xuất khẩu gạo.

Đối với mặt hàng cao su, diễn biến giá cả của thị trường cao su thế giới phụ thuộc vào tình hình sản xuất của ngành công nghiệp chế tạo ô tô của các nước phát triển. Giá thế giới (1995-2000) giảm liên tục đã làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành cao su. Điều đó thể hiện rõ qua chỉ số Ci năng lực canh tranh về giá của Việt Nam giảm 7,25%. Trong đó: do tỷ giá hối đoái doanh nghĩa làm giảm sức cạnh tranh -1,75%, do tác động của giá thế giới làm giảm năng lực cạnh tranh 7,87% và yếu tố chính sách, môi trường thương mại đã có nhiều tiến bộ, có sự thuận tiện và thông thoáng hơn, nên đã tăng được năng lực trong cạnh tranh 2,36%. Từ năm năm 2003 đến nay, nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng cao hơn những năm trước, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ làm nhu cầu tiêu thụ cao su cho sản

xuất săm lốp ô tô tăng cao dẫn tới giá cao su trên thị trường thế giới tăng mạnh. Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên nên vì thế cũng được lợi từ biến động tăng giá của thị trường thế giới. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt mức 1500 USD/tấn tăng lên khoảng 1,7 lần so với thời điểm trước năm 2000. Điều đó có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm cao su xuất khẩu Việt Nam.

Giá cả cà phê thế giới (1995-2000) có biến động lớn, đặc biệt từ cuối năm 1998 - 2000, giá giảm liên tục đã làm giảm năng lực cạnh tranh của cà phê. Chỉ số năng lực canh tranh về giá (Ci) đối với sản phẩm cao su Việt Nam giảm 7.88%, trong đó do tỷ giá hối đoái danh nghĩa làm giảm sức cạnh tranh 1,55%, yếu tố chính sách, môi trường thương mại giảm 6.26 %, và giá cả quốc tế - 0.06%. Từ đầu năm 2004 đến nay, giá cà phê đang có dấu hiệu phục hồi do nguồn cung giảm bởi chịu ảnh hưởng của giá giảm trước đó. Đây cũng là yếu tố quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm cà phê so với giai đoạn trước.

Giá chè thế giới giai đoạn 1995-2000 tuy có xu hướng giảm, nhưng cơ bản không có biến động lớn. Do đó, chỉ số Ci năng lực cạnh tranh về

giá đối với chè xuất khẩu Việt Nam, về cơ bản đã có sức cạnh tranh (Ci = -1,49%). Nâng cao được chất lượng, cơ cấu chủng loại các sản phẩm chế biến, nên giá xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể so với thời kỳ trước đó. Giá xuất khẩu chè năm 2004 so năm 1995 tăng lên 17,5% nên từng bước đã thu hẹp dần khoảng cách so với giá quốc tế.

Nhu cầu và giá cả điều thế giới từ cuối năm 1997 đến năm 2004 tăng đã tác động làm năng lực cạnh tranh lên 13,88%. Chính sách thương mại thông thoáng, Nhà nước tăng thuế xuất khẩu đối với điều thô, khuyến khích nhập khẩu điều nguyên liệu thông qua việc đổi gạo lấy nhân điều nguyên liệu của các nước châu Phi về chế biến tận dụng được

nguồn lao động rẻ trong nước đã làm chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 3,22%. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa làm giảm năng lực cạnh tranh của điều -1,21%. Toàn bộ các nhân tố trên tác động làm chỉ số năng lực canh tranh về giá (Ci) của sản phẩm điều của Việt Nam đã tăng 15,89%.

Như vậy, trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu giai đoạn này, điều là mặt hàng có chỉ số năng lực cạnh tranh về giá cao nhất, còn cao su là mặt hàng có chỉ số năng lực cạnh tranh về giá thấp nhất phản ánh hiệu quả xuất khẩu cao su thời kỳ này giảm mạnh.

Qua bảng 2.10 ta thấy biến động giá thế giới, chính sách thương mại và chính sách tỷ giá có tác động rất lớn đến đến chỉ số năng lực cạnh tranh về giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị đồng nội tệ trong thời gian qua bị đánh giá cao hơn giá trị thực làm giảm năng lực cạnh tranh của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cần cải thiện môi trường kinh doanh, điều hành chính sách tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu, và chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, giá cả nông sản thế giới để từ đó có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu (sản lượng, chủng loại, thời điểm xuất khẩu,...) cho phù hợp nhằm hạn chế tới mức thấp những thiệt hại do biến động thị trường và giá nông sản thế giới gây ra.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 93)