Thương hiệu của sản phẩm và xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 27 - 28)

Thương hiệu, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ là "một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết

kế,...hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hố và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh"[9, tr17].

Thương hiệu của sản phẩm được coi là tài sản vơ hình có giá trị của doanh nghiệp hay một quốc gia trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Thương hiệu thể hiện uy tín, đặc trưng hàng hố, biểu tượng hay hình ảnh của doanh nghiệp. Do vậy, sản phẩm hàng hố khi đã có thương hiệu và được người tiêu dùng tín nhiệm thì doanh nghiệp kinh

doanh những sản phẩm đó sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và có lợi thế tốt hơn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi để mở rộng qui mơ sản xuất.

Xúc tiến thương mại là hoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tốc độ lưu thơng hàng hố, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, tăng thị phần cho hàng hoá nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:

- Các hoạt động thu thập và phân tích thơng tin của các cơ quan đại diện chính phủ ở nước ngồi, các cơ quan nghiên cứu tầm cỡ quốc gia.

- Xây dựng chiến lược phối hợp quốc gia, chính sách thương mại trong việc tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ như chính sách thuế, chương trình tín dụng, hỗ trợ thơng tin cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng, khuyến khích và ưu đãi đầu tư ra nước ngoài...

- Các hoạt động thu thập và phân tích thơng tin của các doanh nghiệp.

- Lựa chọn chiến lược, kỹ thuật phù hợp với từng loại hàng hoá để áp dụng vào công tác tiếp thị như quảng cáo, phân phối tài liệu, hội chợ, khuyến mãi...nhằm tăng thị phần của hàng hoá.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)