Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 109)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

5 Giá biên giới tương đương*

3.1.2 Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu

3.1.2 Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu sản xuất khẩu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những cơ hội và thách thức mà nước ta phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng tôi xin nêu ra một số quan điểm cần tuân thủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của nước ta trong những năm tới như sau:

Thứ nhất, sản xuất, xuất khẩu nông sản phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, thị trường là căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược kinh doanh, đối với từng ngành hàng và cho từng sản phẩm.

Quan điểm này đòi hỏi phải làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng, từ đó xác định thị trường trọng điểm, dung lượng trao đổi và tính ổn định với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Quyết định lựa chọn và định hướng qui hoạch sản xuất một cách đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, tránh qui hoạch sản xuất một cách chủ quan, duy ý chí dựa trên những cái ta sẵn có, ta có thể sản xuất được.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng

nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích và tìm ra những nông sản có ưu thế trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu của từng vùng, từng địa phương, trên cơ sở vận dụng lý thuyết về lợi thế so sánh để tìm ra những sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới, tránh tình trạng vùng nào, địa phương nào cũng có cơ cấu nông nghiệp na ná như nhau. Trên cơ sở đó xây dựng qui hoạch kế hoạch, phát triển sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh cả về chất lượng và chi phí.

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu phải trên

cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm xuất khẩu kết hợp với tổ chức tốt quá trình cung ứng dịch vụ xuất khẩu.

Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình sản xuất - chế biến - tổ chức xuất khẩu nông sản cần chú ý ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tạo giống, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến đồng thời đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, hạn chế tổn thất sau thu hoạch tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quan điểm này cũng đòi hỏi trong thời gian tới cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm hơn số lượng sản phẩm xuất khẩu, nói cách khác là cần chú trọng hơn đến phần giá trị gia tăng mà Việt Nam có thể tạo ra.

Thứ tư, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trên cơ sở phát huy tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, đồng thời cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành có

liên quan, để tạo lập những ngành hàng có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu, phải xuất phát từ động lực trực tiếp của người kinh doanh. Nếu người kinh doanh không có động lực, bị "trói chân, trói tay" hay quá ỷ lại vào sự bảo hộ, che chở của Nhà nước thì năng lực cạnh tranh của người kinh doanh cũng khó được nâng cao.

Mặt khác, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu cũng phụ thuộc vào sự tác động từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.2 TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)