Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 111)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

3.2.1Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-

5 Giá biên giới tương đương*

3.2.1Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào năng lực sản xuất trong nước cũng như diễn biến thị trường giá cả nông sản thế giới. Năm 2005, sản xuất lúa gạo thế giới giảm do hạn hán kéo dài ở các nước châu Á làm giảm sản lượng thu hoạch. Theo FAO, năm 2005 mậu dịch gạo thế giới chỉ đạt 26,1 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2004 do xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm xuống còn 7-8 triệu tấn, Việt Nam cũng giảm khối lượng xuất khẩu khoảng 0,2 triệu tấn so năm 2004. Trung Quốc, Inđônêxia, Philipin, Băngladesh và một số nước khác có thể phải tăng nhập khẩu gạo. Do cung khan hiếm nên giá xuất khẩu năm 2005 có thể vẫn giữ ở mức cao. Dự báo, lượng gạo xuất khẩu của thế giới tăng bình quân 2%/năm trong giai đoạn từ 2005-2010, trong đó xuất khẩu gạo của Việt Nam khoảng 3,5-4,2 triệu tấn/năm [49].

Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 có thể đạt 119 triệu bao (1bao =60kg) tăng 9% so với niên vụ trước, trong đó sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 14,2 triệu bao, tăng 2,2 triệu bao so với niên vụ 2003/2004. Xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 dự báo đạt 86,2 triệu bao, giảm 2% so với niên vụ trước. Do xuất khẩu giảm nên giá cà phê thế giới năm 2005 có thể vẫn ổn định ở mức 880-900 USD/tấn đối với loại robusta và 2500-2650 USD/tấn đối với loại cà phê arbica.

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 dao động từ 750-800 ngàn tấn/năm. Tương tự những mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam trong giai đoạn này cũng tăng mạnh, chẳng hạn xuất khẩu chè năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn và đến năm 2010 sẽ đạt 120 ngàn tấn, xuất khẩu cao su đến 2010 khoảng 420 ngàn tấn, hạt điều năm 2005 xuất khẩu khoảng 100 ngàn tấn, đến năm 2010 đạt khoảng 170 ngàn tấn và xuất khẩu rau quả sẽ đạt khoảng 450 triệu USD vào năm 2010. [49,50]

Nhu cầu tiêu dùng đối với hàng nông sản giai đoạn 2005 - 2010 cũng thay đổi đáng kể theo hướng tăng sử dụng những loại nông sản có chất lượng cao, nông sản sạch, nông sản hữu cơ. Vì thế, các nước sản xuất và xuất khẩu nông sản coi cải thiện chất lượng nông sản là chìa khoá để thâm nhập thị trường thế giới.

Như vậy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhất là xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực (gạo, cà phê, điều, chè, cao su, rau quả...) trong những năm tới có nhiều triển vọng. Vấn đề là để chiến thắng trong cạnh tranh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản, chúng ta cần đề ra phương hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp trên cơ sở nghiên cứu tốt diễn biến cung cầu và giá cả nông sản thế giới và có các giải pháp khả

thi vừa phù hợp với điều kiện của nước ta, vừa đáp ứng được những biến động, nhất là những biến động về giá trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 111)