Chính sách thương mạ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 119 - 120)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

3.3.1.2Chính sách thương mạ

5 Giá biên giới tương đương*

3.3.1.2Chính sách thương mạ

Chính sách thương mại phải được xây dựng trên cơ sở tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp điều kiện của Việt Nam và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ đa phương và song phương.

Chính sách thương mại cần hồn thiện theo hướng mở rộng quyền xuất khẩu cho doanh nghiệp và các cá nhân được xuất khẩu những mặt hàng không cấm hoặc không hạn chế về số lượng; tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường; đào tạo, bồi dưỡng năng lực đàm phán cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác này của Nhà nước và ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Chính sách thương mại cần hoàn chỉnh cho phù hợp với các qui định của WTO bởi vì Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, do đó sẽ phải đưa ra các cam kết ràng buộc và tiến tới cắt giảm thuế suất nhập khẩu. Ngay những mặt hàng Việt Nam cần bảo hộ trong thời gian tới thì cũng nên thí điểm áp dụng các cơ chế linh hoạt như hạn ngạch thuế quan hay thuế thời vụ. Theo đó chúng ta sẽ mở cửa thị trường nội địa phần nào để gia tăng sức ép cạnh tranh buộc sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp phải cố gắng vươn lên. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất trong nước nâng cao hiệu quả hoạt động và qua đó từng bước cải thiện vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các chính sách khuyến khích xuất khẩu trong những năm qua đã góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng

sức cạnh tranh về giá, khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta khơng thể áp dụng các chính sách trợ giá xuất khẩu và thưởng xuất khẩu vì các chính sách này vi phạm qui định về cấm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp của WTO. Do vậy, chúng ta nên nghiên cứu chuyển sang các dạng trợ cấp khác phù hợp hơn với yêu cầu của các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế. Để làm được điều này, chúng ta phải đa dạng hố các hình thức tín dụng xuất khẩu, tiếp tục hồn thiện và tăng cường các giải pháp ưu đãi tín dụng xuất khẩu, hồn thiện quĩ tín dụng xuất khẩu tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu và triển khai bảo hiểm xuất khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các tổ chức hiệp hội, hợp tác để thống nhất về qui cách, hàng hoá, ký kết hợp đồng dài hạn, bảo đảm thanh toán để giảm bớt rủi ro, tránh hiện tượng ép cấp, ép giá trong buôn bán, nhất là buôn bán quốc tế.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 119 - 120)