Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 84)

- diện tích gieo trồng lúa 9,9 7,0 66,

2.3.4.2Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường

Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách mở cửa, thị trường nông sản được hội nhập và phát triển theo hướng đa phương hoá, đa

dạng hoá. Chính vì vậy, bên cạnh thị trường truyền thống, nhiều thị mới được thiết lập, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển thị trường nhằm khuyến khích mở rộng thị trường nông sản đặc biệt là thị trường xuất khẩu, nhiều chương trình xúc tiến thương mại đã được thực hiện. Chẳng hạn, ngày 22/10/2004, Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định "Danh mục hàng hoá trọng điểm và danh mục thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại năm 2004". Trong đó, Bộ Thương Mại ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với một số ngành hàng nông sản xuất khẩu. Ví dụ, đối với mặt hàng rau quả chế biến nếu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và các nước Đông Âu sẽ được ưu tiên trong chương trình xúc tiến thương mại.

Tuy nhiên, chương trình xúc tiến thương mại cho đến nay vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển thị trường phi truyền thống, trong khi chính những thị trường này mới cần được hỗ trợ xúc tiến thương mại từ phía Nhà nước. Đây là một điểm yếu trong công tác xúc tiến thương mại.

Công tác tổ chức dự báo thị trường, thu thập xử lý thông tin tuy có tiến bộ nhưng còn rời rạc, thiếu tính hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ chức, nghèo nàn về nội dung, độ tin cậy không cao, chậm về thời gian nên chưa trở thành công cụ có sức mạnh trong chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất - tiêu dùng.

Ở tầm vi mô, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chưa làm tốt công tác thu thập và nghiên cứu thông tin thị trường, chưa có những phản ứng nhanh nhạy với diễn biến cung - cầu trên thị trường dẫn đến trong nhiều thời điểm xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị thua thiệt rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, do thiếu thông tin hoặc thông

tin không chính xác, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng kỳ hạn bán sản phẩm với giá thấp nhưng đến thời điểm giao hàng, giá thế giới lại tăng nên doanh nghiệp bị thiệt hại nặng (trường hợp ký hợp đồng bán gạo năm 2003).

Ở tầm vĩ mô, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thị trường, xúc tiến thưng mại, xây dựng các quan hệ song phương, tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản còn rất hạn chế, thiếu chủ động. Hoạt động nghiên cứu thị trường ở các cơ sở nghiên cứu của các bộ, ngành còn bị xem nhẹ, thiếu đầu tư về cơ sở vật chất, yếu về năng lực nghiên cứu nên chưa làm tốt được chức năng tư vấn, hướng dẫn thị trường, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng. Sự yếu kém trong việc tạo lập và ổn định thị trường xuất khẩu là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng phát huy các lợi thế so sánh và thực hiện các chiến lược cạnh tranh.

Tóm lại, trong những năm qua công tác xúc tiến thương mại và phát

triển thị trường vẫn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 84)