Nhóm sản phẩm có năng lực cạnh tranh thấp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 101)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

5 Giá biên giới tương đương*

2.4.3 Nhóm sản phẩm có năng lực cạnh tranh thấp

Nhóm này có một số lợi thế về tự nhiên hoặc xã hội, nhưng có nhiều cản trở về kỹ thuật, tổ chức, cơ sở hạ tầng, chính sách. Những sản phẩm thuộc nhóm này thường có năng suất thấp, chi phí cao, chất lượng giống thua kém các nước cùng sản xuất, công nghệ chế biến lạc hậu. Những sản phẩm này hiện chưa có thị trường rõ rệt, mặc dù có thị trường triển vọng trong tương lai. Xuất khẩu được với số lượng hạn chế khi có

điều kiện buôn bán thuận lợi, bị xâm nhập thị trường khi điều kiện buôn bán trở nên bất lợi, phải áp dụng các biện pháp bảo vệ mậu dịch để duy trì thị trường trong nước. Các mặt hàng sau thuộc loại này: rau quả, thịt lợn [2, tr161-164].

Nhìn chung, việc xác định năng lực cạnh tranh theo các tiêu chí trên giúp chúng ta nhận thức rõ hơn năng lực cạnh tranh của từng nhóm mặt hàng để từ đó có những đối sách phù hợp. Tuy nhiên, việc phân nhóm trên chỉ là tạm thời vì năng lực cạnh tranh của từng mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố định tính và định lượng, các chính sách vĩ mô của Chính phủ, môi trường thương mại v.v...mà những yếu tố này lại biến động rất lớn theo từng thời kỳ cụ thể.

Kết luận chƣơng 2:

Bức tranh toàn cảnh về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn từ 1995-2004 đã được thể hiện trong chương 2. Thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm cho thấy, Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất nông sản xuất khẩu như vị trí điạ lý thuận tiện trong buôn bán, sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, khí hậu phù hợp, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nhưng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam chưa cao, thậm chí có nhiều mặt hàng năng lực cạnh trạnh đang có chiều hướng giảm là do:

+ Việt Nam mới chỉ có lợi thế so sánh tĩnh (tài nguyên nhiên nhiên ở dạng thô, nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu kỹ năng,...), mà thiếu những lợi thế so sánh động (phát triển khoa học công nghệ, lao động có kỹ năng,..). Do đó chưa tận dụng được lợi thế so sánh tĩnh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu.

+ Việc qui hoạch vùng sản xuất chưa gắn với việc cung ứng các dịch vụ đầu vào nên chưa khai thác được lợi thế về qui mô.

+ Khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng nhưng xuất khẩu nguyên liệu thô là chủ yếu, hàm lượng chất xám trong sản phẩm xuất khẩu thấp nên chưa tận dụng được lợi thế về thị phần xuất khẩu trong việc mặc cả giá. Thị trường xuất khẩu xuất khẩu nông sản tuy được mở rộng nhưng vẫn thiếu tính bền vững.

+ Khả năng sẵn sàng cung ứng sản phẩm cho xuất khẩu kém do qui mô sản xuất của các hộ gia đình nhỏ lẻ do bị hạn chế bởi hạn điền dẫn tới khó khăn trong cơ giới hoá nông nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hơn nữa, trình độ sản xuất của các vùng, các hộ gia đình có sự chênh lệch lớn dẫn tới sản phẩm làm ra chất lượng không ổn định.

+ Chất lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của việt Nam vẫn thua kém các đối thủ cạnh tranh do đầu tư xây dựng sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thấp nhất là đầu tư cho phát triển công nghệ sinh học và công nghệ chế biến nông sản. Do đó, công nghệ sinh học và công nghệ chế biến nông sản lạc hậu, chậm được đổi mới dẫn tới giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm thấp, tính đa dạng của sản phẩm kém, mẫu mã đơn điệu nên khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, công tác phổ biến công nghệ (công nghệ sản xuất, công nghệ trước sau thu hoạch) đến người sản xuất thực hiện chưa tốt cũng là một nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản.

+ Chủng loại, mẫu mã nông sản xuất khẩu đơn điệu chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường nên khó cạnh tranh với các đối thủ canh trên thị trường thế giới.

+ Vấn đề xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn nông sản xuất khẩu của Việt Nam không

có thương hiệu ở nước ngoài. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư thoả đáng cả về điều kiện vật chất và năng lực nghiên cứu cũng gây thua thiệt lớn trong xuất khẩu nông sản. Hơn nữa, do tác phong sản xuất nhỏ vẫn còn bám sâu vào tiềm thức của người sản xuất thậm chí cả ngưòi làm công tác kinh doanh xuất khẩu nông sản nên việc giữ chữ tín với khách hàng chưa được đặc biệt coi trọng. Đây là một trở ngại không nhỏ cho Việt Nam đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh về chất lượng, thương hiệu và uy tín đang được coi là phổ biến.

+ Môi trường kinh doanh ở Việt Nam tuy đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực nhưng chưa thực sự thông thoáng do thủ tục hành chính còn rườm rà gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ đầu vào, chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển cao; Còn sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận nguồn vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh; thị trường các yếu tố sản xuất chậm ra đời là những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Tác giả cho rằng, nhận thức được đầy đủ những lợi thế và những bất lợi trong sản xuất kinh doanh nông sản là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta chủ động khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh để tăng sức cạnh tranh một cánh bền vững. Để làm được điều đó đòi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các cấp các ngành và người sản xuất. Đặc biệt là vai trò điều tiết của Chính phủ, nhằm chủ động tạo lập và xây dựng các chiến lược mặt hàng xuất khẩu, ngành hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chủ lực, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)