Kinh nghiệm của 5 nước nêu trên, cho thấy sự tăng trưởng của nền
nơng nghiệp nói chung, của các ngành nơng sản xuất khẩu nói riêng, các nước đều xuất phát từ các lợi thế vốn có của từng nước. Tuy vậy, để phát triển nhanh hơn, Chính phủ các nước đã biết tạo ra các lợi thế mới trên cơ sở đổi mới chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách khoa học và cơng nghệ, chính sách phát triển và mở rộng thị trường. Trong đó, chính sách vĩ mô và khoa học và công nghệ có ý nghĩa quyết định, tạo nên những động lực cho sự phát triển. Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số vấn đề có tính chất bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, thành công của các nước, trước hết là ở chỗ chính phủ các
nước đã xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của nơng nghiệp, lấy
nơng nghiệp làm điểm khởi đầu để phát triển tồn bộ nền kinh tế quốc dân, kiên trì theo đuổi chiến lược đó bằng cách tập trung nỗ lực cho phát
triển nông nghiệp để tạo đà và đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chiến lược CNH và HĐH, phát triển một nền nông nghiệp hướng vào xuất khẩu là chủ yếu.
Thực hiện đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp, trên cơ sở phát huy các lợi lợi thế so sánh phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng tới việc phát huy lợi thế về qui mô tạo thành những vùng chuyên canh tập trung với qui mơ lớn, có tỷ suất hàng hoá cao.
Đầu tư kịp thời và đồng bộ công nghệ bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính phủ các nước có các chính sách khuyến khích các thương nhân đầu tư công nghệ, các phương tiện chế biến và
tiếp thị cho các chủ trang trại nhỏ để nắm nguồn hàng, hình thành mạng lưới lưu thơng thơng suốt và có sự gắn kết chặt chẽ từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu.
Hai là, phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định. Đặc biệt, để khuyến khích xuất khẩu nơng sản, bước đầu các nước đều có chính sách bảo hộ thơng qua các chương trình hỗ trợ đặc biệt để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu, như chương trình trợ giúp khoa học công nghệ, vốn, thị trường.
Ba là, sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả.
Bốn là, chú trọng phát huy các lợi thế so sánh thực hiện chiến lược sản phẩm, qui hoạch và đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá
thành; phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức, chất lượng của hàng hoá.
Năm là, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
Sáu là, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, coi trọng chữ tín để củng cố và mở
rộng thị trường mới. Đồng thời, các nước cũng rất chú ý đến công tác
đào tạo nguồn nhân lực có tay ngề và kỹ thuật cao, coi đó là một trong
những nhân tố quyết định thành công trong cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức.
Tác giả luận văn cho rằng những kinh nghiệm của các nước nói trên về phát triển sản xuất- chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và vận dụng chúng một cách linh hoạt nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu.
Kết luận chƣơng 1
Cạnh tranh là một xu hướng tất yếu trong cơ chế kinh tế thị trường. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho các quốc gia có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hố nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế cũng làm cho cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường diễn ra khốc liệt hơn buộc các quốc gia muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải có những đối sách, những chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của mình.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung giải quyết một số nội dung chính sau đây:
- Trình bày một số vấn đề có tính lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh như đưa ra khái niệm cạnh tranh được sử dụng trong luận văn này là "một cuộc ganh đua giữa hai hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức để giàng thị phần trên thị trường"; trình bày khái niệm năng lực cạnh tranh ở 3 cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ và nêu rõ năng lực cạnh tranh ở 3 cấp độ này có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau; trình bày vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối, lợi thế cạnh tranh và chỉ rõ không phải lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối nào cũng trở thành lợi thế cạnh tranh, cũng không phải lợi thế cạnh tranh nào cũng là lợi thế so sánh; và trình bày rõ hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan hình thành năng lực cạnh tranh của hàng nông sản và nêu rõ việc nghiên cứu kỹ và chính xác 2 nhóm nhân tố này trước khi đầu tư sản xuất sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của hàng hố nơng sản trên thị trường.
- Trình bày 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng nơng sản. Nhóm định tính gồm 5 chỉ tiêu
và nhóm định lượng gồm 3 chỉ tiêu. Tác giả luận văn cho rằng việc xem xét kỹ lưỡng 8 loại chỉ tiêu này sẽ cho thấy rõ năng lực cạnh tranh của hàng nông sản là thấp hay cao.
- Trình bày 4 nội dung cụ thể làm rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ở các nước đang và kém phát triển. Tác giả cho rằng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay nếu các nước nói trên khơng nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng nơng sản xuất khẩu thì khó có thể phát triển nhanh, sẽ càng ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước đi trước vì nơng nghiệp ở các nước này là ngành kinh tế rất quan trọng (với một số nước nó là ngành quan trọng số 1). Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh tế quan trọng này phát triển mạnh, qua đó góp phần phát triển kinh tê, xã hội của đất nước.
- Trình bày kinh nghiệm của 5 nước và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Đài Loan, Malaixia, Thái Lan và Mỹ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Từ kinh nghiệm của các nước và vùng lãnh thổ này, tác giả luận văn đã rút ra 6 vấn đề có tính chất bài học kinh nghiệm và cho rằng những kinh nghiệm này có thể và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu thêm và vận dụng linh hoạt vào điều kiện của nước ta để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.
Chương 2