Xây dựng và củng cố hạ tầng cơ sở cho hoạt động chuyển giao công

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 111)

nội dung chuyển giao công nghệ vào các dự án hợp tác quốc tế về kinh tế. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi trọng hợp tác phát triển các ngành công nghệ cao.

- Ban hành chính sách thu hút chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài có trình độ cao đến Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn về chuyển giao công nghệ,…

- Tăng cường tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ trong hợp tác quốc tế: gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoạt động chuyển giao công nghệ được tham gia các hội nghị quốc tế, tiến hành nghiên cứu, trao đổi, giảng dạy ở nước ngoài; mời chuyên gia nước ngoài hợp tác trong nghiên cứu giảng dạy; thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa từ triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài lập cơ sở nghiên cứu, triển khai hoặc mở các trường dạy nghề, các trường đại học chất lượng cao theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế về chuyển giao công nghệ. Chiến lược này phải đưa ra những định hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.

3.2.1.5. Xây dựng và củng cố hạ tầng cơ sở cho hoạt động chuyển giao công nghệ công nghệ

Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì hạ tầng cơ sở cho hoạt động chuyển giao công nghệ là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Trước mắt chúng ta cần lưu ý:

+ Đối với trường học nói chung cần chú trọng trang thiết bị phục vụ thí nghiệm và thực hành, tránh tình trạng học sinh học chay hoặc thực hành với trang thiết bị lạc hậu, để sau khi ra trường khả năng hành nghề không bị hạn chế so với bằng cấp.

+ Đối với các tổ chức nghiên cứu và triển khai cần xây dựng và củng cố cho phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt cần tập trung đầy đủ trang thiết bị ở khâu nghiên cứu và thử nghiệm để thời gian nghiên cứu không kéo dài, có điều kiện thử nghiệm ở quy mô bán công nghiệp, nhanh chóng hoàn thiện công nghệ, hạn chế rủi ro và có khả năng cạnh tranh với công nghệ nước ngoài.

+ Thường xuyên bổ sung nhân lực có năng lực cho các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan nghiên cứu để có năng lực mạnh hơn các cơ sở sản xuất, từ đó nâng cao vị trí, uy tín của mình trong việc đề xuất công nghệ mới, làm chức năng tư vấn, hướng dẫn cơ sở sản xuất hoạt động và đặc biệt là lựa chọn hợp lý công nghệ nhập.

+ Cần có các biện pháp hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cần thiết nhằm tạo ra các điều kiện để mối quan hệ giữa đào tạo, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất gắn liền với nhau, phục vụ hỗ trợ lẫn nhau.

+ Củng cố và tăng cường trang thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng đảm bảo sự cân đối với trình độ trong khu vực và thế giới, tạo ra cơ sở cho hàng hóa nước ta dễ dàng thâm nhập thị trường ngoài nước.

+ Củng cố và hoàn chỉnh mạng lưới các cơ quan thông tin về các hoạt động chuyển giao công nghệ để cung cấp thông tin đầy đủ “để biết” và “để làm”.

+ Tăng cường và phát huy tác dụng tích cực của các tổ chức tư vấn, đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài về chuyển giao công nghệ và đầu tư, cần bổ sung đội ngũ cán bộ thành thạo nghiệp vụ cũng như tạo cơ sở dữ liệu cần thiết thực hiện có chất lượng công tác tư vấn.

3.3.2.Về phía doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ so với thế giới, do vậy những biện pháp để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ phải có sự tương hợp với những đặc điểm vốn có của nó. Rõ ràng, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay thì việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 111)