- Khi tiến hành lựa chọn công nghệ, doanh nghiệp không chỉ phân tích chính bản thân công nghệ dự định chuyển giao, mà phải nhìn nhận vai trò, vị trí của công nghệ đó cũng như đánh giá năng lực của chính doanh nghiệp có công nghệ được chuyển giao;
- Khi tiến hành đàm phán để chuyển giao công nghệ, cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lợi ích thực sự, mong muốn thực sự của doanh nghiệp có công nghệ chuyển giao; đồng thời, cũng cần biết quan hệ của họ với công nghệ dự định chuyển giao, đặc biệt là những hạn chế và ràng buộc đối với việc khai thác, sử dụng công nghệ;
- Ngay từ khi chuẩn bị tiếp nhận công nghệ, cần tính đến khả năng thích ứng hóa và khả năng tiếp tục chuyển giao công nghệ. Những dự định này cần được chuẩn bị khi soạn thảo các hợp đồng chuyển giao để đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động này.
- Nội dung của chuyển giao công nghệ cần được xác định rõ trong các hợp đồng với đối tác. Trong việc chuẩn bị các hợp đồng này, cần nghiên cứu những thông lệ của thế giới và trong nước, tình hình thị trường công nghệ,… để tránh phải trả giá cao hoặc chi phí trùng lắp.
Qua những phân tích về lý luận cũng như thực trạng hoạt động và các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở một số nước nêu trên chúng ta càng thấy rõ được vai trò của hoạt động này trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng rộng khắp tới mọi lĩnh vực, mọi quốc gia. Các quốc gia đang
phát triển với những bất lợi về các nguồn lực phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ thì vẫn có thể đi tắt, đón đầu các loại công nghệ mới, để đổi mới, cải tiến công nghệ của quốc gia nhờ vào hoạt động chuyển giao công nghệ. Tuy vậy, hoạt động này luôn có hai mặt của nó, sự thành công của mỗi quốc gia chỉ có thể phụ thuộc vào những chính sách, chiến lược và cơ chế kinh tế thích hợp của chính quốc gia đó.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA