Các chỉ tiêu về hiệu quả của công nghệ

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Các chỉ tiêu này thường được coi (một cách không chính xác) là các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ về mặt kinh tế bao gồm:

- Tỷ suất vốn đầu tư trên một đơn vị công suất do công nghệ tạo ra; - Lãi suất, tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn đầu tư cho việc tiếp nhận và sử dụng, khai thác công nghệ;

- Mức (hoặc tỷ lệ) hạ giá thành của sản phẩm nhờ việc áp dụng công nghệ. Chỉ tiêu này thường được sử dụng trên cơ sở các chỉ tiêu tương ứng của những công nghệ được coi là “cơ sở ” đang được sử dụng hoặc đang là thông dụng. Trong nhiều trường hợp, người ta cũng sử dụng những chỉ tiêu tương ứng của các công nghệ được coi là “chuẩn” (hoặc là công nghệ được coi là nền tảng của những công nghệ cụ thể cùng thuộc một “dòng” công nghệ).

- Hệ số huy động công suất đảm bảo hòa vốn. Đây là chỉ tiêu rất cần được xem xét bởi trong nhiều trường hợp, công suất của một dây chuyền công nghệ không được khai thác một cách tối đa. Với chỉ tiêu này và những dự báo về sự biến động nhu cầu và quy mô thị trường, người khai thác, sử dụng công nghệ có căn cứ quan trọng để ra quyết định xem có nên sử dụng nó hay không và nếu sử dụng nó thì mức độ rủi ro cao hay thấp.

- Mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sử dụng công nghệ để sản xuất một sản phẩm. Bởi một công nghệ có thể được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm cụ thể khác nhau, hoặc tính với một sản phẩm “quy chuẩn”.

- Tỷ lệ tổn thất, thất thoát (hoặc tỷ lệ tận dụng) nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong một quá trình sản xuất (tương quan giữa lượng nguyên vật liệu bị tổn thất hoặc thất thoát, không được chuyển hóa vào sản phẩm). Một chỉ tiêu tương đương là hệ số tận dụng nguyên vật liệu, tính theo lượng nguyên vật liệu có ích có trong sản phẩm hoàn chỉnh với tổng số nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)