Những nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 85)

* Về phía Nhà nước:

- Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ:

Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay vẫn còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước, độc quyền của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp nhà nước ỷ lại, chưa quan tâm đến ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp trong nước thiếu động lực, không quan tâm đến đổi mới công nghệ. Thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn các hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thị trường khoa học và công nghệ, hệ thống tài chính, tiền tệ còn manh nha, kém phát triển không tạo ra những điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu tư cho khoa học và công nghệ.

- Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp: đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong thời gian dài chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung và không đồng nhất dẫn đến cơ sở hạ tầng chuyển giao công nghệ yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp. Thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao để có thể thực hiện thành công việc tiếp nhận và đưa công nghệ được chuyển giao vào sản xuất.

* Về phía doanh nghiệp:

- Chuyển giao công nghệ trong điều kiện đổi mới công nghệ còn lẻ tẻ, thiếu quy hoạch và chiến lược, thiếu sự gắn bó và phối hợp giữa phương hướng đổi mới, chuyển giao công nghệ với chiến lược phát triển cũng như chiến lược kinh doanh.

- Năng lực tiếp nhận công nghệ của bên Việt Nam còn yếu thể hiện ở chỗ thiếu những chuyên gia kinh tế, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề vững vàng nên bị các nhà đầu tư nước ngoài qua mặt.

- Hạn chế về khả năng tài chính của bên Việt Nam, chưa giải quyết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế - xã hội và lợi ích tài chính của doanh nghiệp.

- Trình độ thẩm định công nghệ của phía Việt Nam còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng nâng giá công nghệ quá mức, gây thiệt hại trước mắt và lâu dài cho phía Việt Nam. Thậm chí, phẩm chất của nhiều cán bộ, chuyên gia bị tha hóa, không quan tâm đến lợi ích chung.

Qua sự phân tích của chương này chúng ta đã thấy được những nét tổng quan nhất về môi trường chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian qua. Với hai kênh chuyển giao công nghệ chính, đặc biệt là kênh chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài FDI đã có những tác động rất lớn đến năng lực công nghệ, trình độ công nghệ và nền kinh tế đát nước. Những tác động tích cực ấy đã làm thay đổi vị trí, sức cạnh tranh của nền kinh tế,…trên thị trường khu vực và thế giới. Tuy vậy, do là một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, nên những bất cập trong chính sách, pháp luật, cơ chế và sự yếu kém trong cơ sở hạ tầng cũng như các nguồn lực là không tránh khỏi. Điều này nó làm hạn chế, gây kìm hãm đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian tới, trong chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, chúng ta nhất thiết phải chú ý đến cải thiện môi trường vĩ mô, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến chuyển giao công nghệ; có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp; cải thiện môi trường chuyển giao công nghệ; tăng cường các hoạt động đánh giá, thẩm định công nghệ; tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp, nhà nước và tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng được các lợi thế và biến lợi thế đó thành những công cụ để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO

CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)