Nâng cao tính tự lực trong việc phát triển tiềm lực khoa học và công

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 112)

phương thức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Chiến lược phát triển và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải mang tính dài hạn, có tính chất linh hoạt, dựa trên nền tảng chiến lược đã định từ trước chứ không phải chờ tình hình đến đâu ngả theo đến đó. Để có được chiến lược đó, các doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các biện pháp phối hợp như:

- Tăng cường các biện pháp thu hút tài chính và huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội;

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường công nghệ;

- Tạo dựng một môi trường lành mạnh gắn kết các thành viên, các phòng ban trong doanh nghiệp, cũng như tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, và các trường đại học;

- Tăng cường, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia của các nước phát triển.

3.3.2.2. Nâng cao tính tự lực trong việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ công nghệ

Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào, dù có khả năng lớn đến đâu, có thể tự đảm bảo toàn bộ các công nghệ cho mình. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi tiến bộ khoa học và công nghệ diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, việc phát triển công nghệ cực đoan theo một con đường có thể gây ra sự tụt hậu hoặc lạc hậu, phụ thuộc về mặt công nghệ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải biết cách kết hợp nhiều cách khác nhau để nâng cao năng lực công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

-Tạo dựng môi trường kinh doanh, thị trường sản phẩm ổn định để khai thác các hoạt động liên kết khoa học và công nghệ;

- Nâng cao nhận thức trong hoạt động chuyển giao công nghệ để thực hiện tốt các hoạt động nhập khẩu công nghệ và tiếp nhận công nghệ chuyển giao: cần có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia chuyển giao công nghệ và các chuyên gia pháp lý để xây dựng những điều khoản rõ ràng và bình đẳng trong các hợp đồng chuyển giao; cần có những dự tính về quyền hạn và quyền lợi cũng như trách nhiệm của cả bên chuyển giao và bên tiếp nhận chuyển giao đối với lợi ích do sự cải tiến, thích nghi hóa các công nghệ sau khi chuyển giao; khi nhận chuyển giao công nghệ từ phía nước ngoài, cần chú trọng tới sự khác biệt về tập quán, về hệ thống pháp luật giữa nước có doanh nghiệp tiếp nhận, nước có cơ sở chuyển giao và nước mà quy chế pháp lý của nó được thống nhất chọn làm căn cứ phân xử các tranh chấp có thể có sau này; tăng cường sử dụng các dịch vụ tư vấn và trung gian công nghệ, chuyển giao công nghệ.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại dưới nhiều hình thức và tuyển dụng nhân lực công nghệ;

- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các tổ hợp công nghiệp và tạo dựng các mạng lưới vệ tinh;

- Chuyển giao công nghệ và đầu tư sang các vùng khác chậm phát triển hơn từ đó làm tăng quá trình “luân chuyển công nghệ”, tạo điều kiện đổi mới công nghệ;

- Tạo sự gắn kết trong mối quan hệ giữa Nhà nước (nhà tài trợ), nhà khoa học (người có nghiên cứu, giải pháp công nghệ) và doanh nghiệp (người triển khai, thực hiện và thương mại hóa công nghệ).

Tóm lại, Sự phân tích ở trên cho thấy vai trò và sự tác động của bối cảnh quốc tế về hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Sau gần 20 năm đổi mới, với sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế theo hướng thị trường, nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới cũng rất lớn. Để tăng trưởng kinh tế vững chắc thì việc thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả cũng là một chiến lược phát triển kinh tế cần được coi trọng. Muốn thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ và việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất thì cần thiết phải có một môi trường vĩ mô ổn định, hệ thống luật

pháp hoàn thiện, cơ sở hạ tầng kinh tế tốt. Nhưng đó là những chiến lược lâu dài, trước mắt chúng ta cần phải xây dựng môi trường chuyển giao công nghệ thích ứng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, tạo dựng được cơ sở hạ tầng cho nền khoa học và công nghệ quốc gia, thay đổi nhận thức về đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ. Do vậy, cần thiết phải có những chính sách định hướng, chỉ đạo của Nhà nước trên cơ sở có sự phối hợp của các ban ngành và tính tự lực phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó có thể tranh thủ mọi nguồn lực sẵn có, phát huy những lợi thế để tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các hoạt động chuyển giao công nghệ đã và đang là vấn đề bức xúc trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Chuyển giao công nghệ là một lĩnh vực hoạt động nhằm đưa những công nghệ từ nơi có nhu cầu giao công nghệ đến nơi có nhu cầu nhập công nghệ, đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia. Chuyển giao công nghệ là một sự lựa chọn của nhiều quốc gia đang phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy nhiều thành tựu kinh tế đạt được của một số nước là nhờ có những chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong những năm qua, nhờ việc tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ mà nhiều công nghệ ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã có sự đổi mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, khai thác triệt để các nguồn lực trong nước, làm thay đổi cơ cấu nhiều mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và tăng trưởng nền kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn nhiều những hạn chế, tồn tại đang đặt ra cho các hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian tới như môi trường chính sách, điều kiện vật chất, năng lực của các nguồn lực (đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ),…

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, muốn thúc đẩy, tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả thì các chính sách đưa ra phải có khả năng thích ứng với điều kiện quốc tế, phù hợp với thực trạng từng ngành, tững lĩnh vực trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập. Đặc biệt, các chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ phải có sự thống nhất và thực hiện đồng bộ cùng với các chính sách kinh tế khác trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, tránh sự mâu thuẫn trong các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Chúng ta cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng và phát triển thị trường công

nghệ; phát triển nguồn lực cho hoạt động chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về chuyển giao công nghệ; xây dựng và củng cố hạ tầng cơ sở cho hoạt động chuyển giao công nghệ; làm thay đổi cách thức xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp; nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp trong việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. …Có như vậy, Việt Nam mới từng bước nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, tăng vị thế, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hướng tới một nền kinh tế tri thức với sự tăng trưởng kinh tế bền vững.!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

1- Bộ Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ Viêt Nam năm 2001

Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2003

2- Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

3- Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài: Quản lý công nghệ, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002.

4- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

5- TS. Đỗ Đức Định: Một số vấn đề chiến lược công nghiệp hoá và lý thuyết phát triển, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1999.

6- TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020, và hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.

7- Vũ Quế Hương (Biên dịch): Quản lý đổi mới và phát triển sản phẩm mới, Nxb. Khoa học – Kỹ thuật, Hà nội, 2001.

8- PGS.TS. Nguyễn Thị Hường (chủ biên): Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, Tập I, II, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002. 9- Luật Dân sự – Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

10- Luật Khoa học – Công nghệ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 11- E.Wayne Nafziger: Kinh tế học của các nước đang phát triển,

Nxb Thống kê, 1998.

12- Nghị định của Chính phủ số 45/1998/NĐ- CP – Quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

13- Niên giám thống kê năm 2000, 2001, 2002, 2003, Nxb. Thống kê, Hà Nội, năm 2001, 2002, 2003, 2004.

14- Hoàng Đình Phu: Lịch sử kỹ thuật và cách mạng công nghệ đương đại, Nxb. Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.

15- Trần Thanh Phương: Tác động và những hệ quả kinh tế – xã hội của cách mạng khoa học công nghệ mới đối với sự phát triển trước ngưỡng cửa năm 2000.

Phần I. Trung tâm Thông tin tư liệu và công nghệ quốc gia, Hà Nội -1994 16- TS. Danh Sơn: Quan hệ giữa phát triển khoa học-công nghệ với phát triển kinh tế-xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt Nam,

Nxb. Khoa học-Xã hội, Hà Nội, 1999.

17- Bùi Tất Thắng (chủ biên): Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam,

Nxb. Khoa học - Xã hội, 1997.

18- Tập thể tác giả: Dự báo thế kỷ 21, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2000.

19- GS.TS. Trần Văn Thọ: Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.

20- GS.TS. Nguyễn Văn Thường (chủ biên): Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005. 21- PGS.TS. Trần Văn Tùng (chủ biên): Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á,

Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2003.

22- PGS.TS. Trần Văn Tùng (chủ biên): Cạnh tranh kinh tế, Nxb. Thế giới, Hà Nội - 2003.

23- Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Ban Nghiên cứu dự báo, Chiến lược và Quản lý khoa học: Phác thảo chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

24- Trường Nghiệp vụ quản lý: “Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường”, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.

25- Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. 26- Từ điển Bách khoa Việt Nam. Hà Nội – 1995.

27- Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): Hỏi đáp về chuyển giao công nghệ nước ngoài, đàm phán và thực hiện hợp đồng.

28- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Dự án VIE 01/025: Hội nhập kinh tế - Áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước,

Nxb. Giao thông - Vận tải, Hà Nội - 2003.

29- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Dự án VIE 01/025: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb. Giao thông- Vận tải, Hà Nội- 2003.

Tài liệu Tiếng Anh:

1- F. Betz: Strategic technology management. Mcgraw – Hill international Editions – 1996.

2- Philip Epple: Technology transfer from SMEs to developing countries, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P.Lang – Europaischer Verlag der Wissenschaften. Frankfuhrt am Main – 1996.

3- Rohland Fleck: Increasing incentives for technology: The weaknesses, prospect and project in European, Nxb Wiesbaden, 1996.

4- Christopher Freemen: Industrial policy and economic potential – Japan’s experience, Nxb. Pinter, London – 1997.

5- K.W. Grewlich: Châu Âu trong cuộc chạy đua công nghệ toàn cầu: Thị trường quốc tế trở thành thị trường nội địa, Nxb Bertelsmann, Berlin – 1992. 6- Riedel, James (1999), “Economic Development in East Asia: Doing What Comes naturally”, in Helen Hughes, Achieving Industrialization in East Asia, UK: Cambridge Univesity Press, pp.1-38.

7- Tarek M. Khalil: Management of Technology: The Key to Competitiveness and Wealth Creation, Mc Graw – Hill Higher Education. International Editions 2000.

8- Từ điển khoa học, công nghệ và môi trường của Australia, Nxb. Thoms Nelson – 1999.

9- C. Wang: Management of Technology. Hanoi - 1998

10- Shoichi Yamashita: Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nước ASEAN, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1994.

Các trang Web:

+ HTTP://WWW. BEA.DOC.GOV. + HTTP: //WWW.MOET.EDU.VN

+ HTTP://WWW.UNDP.ORG.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ... 5

1.1. Lý luận chung về chuyển giao công nghệ ... 5

1.1.1. Khái niệm ... 5

1.1.1.1. Công nghệ ... 5

1.1.1.2. Chuyển giao công nghệ... 8

1.1.2. Phân loại các hình thức chuyển giao công nghệ ... 13

1.1.2.1. Phân loại theo chủ thể chuyển giao công nghệ ... 13

1.1.2.2. Phân loại theo nội dung công nghệ được chuyển giao ... 14

1.1.2.3. Phân loại theo tính chất của công nghệ ... 14

1.1.2.4. Phân loại theo tính chất của quá trình chuyển giao công nghệ ... 14

1.1.2.5. Phân loại theo phương thức thanh toán và tính chất thương mại ... 16

1.1.3. Điều kiện chuyển giao công nghệ ... 16

1.1.4. Tác động của hoạt động chuyển giao công nghệ... 20

1.1.4.1. Đối với bên cung cấp công nghệ... 20

1.1.4.2. Đối với bên tiếp nhận công nghệ ... 22

1.1.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ... 22

1.1.5.1. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của công nghệ ... 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.5.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả của công nghệ ... 24

1.1.5.3. Các chỉ tiêu về tác động môi trường và các ảnh hưởng kinh tế-xã hội khác ... 25

1.2. Chuyển giao công nghệ của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ... 26

1.2.1. Chuyển giao công nghệ của một số nước trên thế giới ... 26

1.2.1.1. Ấn Độ ... 26

1.2.1.2. Trung Quốc ... 29

1.2.1.3. Malaixia... 33

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam... 38

1.2.2.1. Về phía Nhà nước ... 38

1.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp ... 40

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ... 41

2.1. Tổng quan về môi trƣờng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam ... 41

2.1.1.1. Cơ chế chuyển giao công nghệ ... 42

2.1.1.2. Các nguồn lực ... 43

2.1.2. Môi trường chính sách về chuyển giao công nghệ ... 51

2.1.3. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ... 53

2.1.4. Thực trạng công nghệ ở Việt Nam... 54

2.2. Tình hình hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 112)