Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 94)

+ Chuyển giao phần cứng sản xuất; + Chuyển giao phần cứng tổ chức; + Chuyển giao tài liệu sản xuất; + Chuyển giao tài liệu tổ chức; + Chuyển giao các kỹ năng sản xuất.

Chúng ta cần lựa chọn phương thức chuyển giao thích hợp để tránh sự bất đồng về lợi ích giữa bên giao và bên nhận công nghệ. Có 4 phương thức chuyển giao công nghệ:

+ Phương thức sở hữu công cộng, theo đó công nghệ không thương mại hóa; + Phương thức tiêu chuẩn, trong đó nhu cầu của bên mua có thể được đáp ứng bằng cách tiếp nhận điều kiện chuẩn do bên bán đưa ra;

+ Phương thức hợp tác, theo đó quan hệ giữa bên mua và bên bán được tạo nên qua đàm phán;

+ Phương thức chống cạnh tranh, theo đó chi phí cho việc tạo ra công nghệ mới được loại trừ bằng các cơ chế hạn chế sức mạnh thị trường.

3.2.2. Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ nghệ

Để phát huy năng lực nội sinh nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của đất nước, chúng ta cần chú trọng đến nâng cao năng lực nội sinh của các địa phương, các vùng miền trong cả nước nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào và ngay từ những kết quả nghiên cứu ứng dụng trong nước vào thực tiễn sản xuất.

Đối với các nước, nhất là những nước phát triển và các con rồng Châu Á, họ rất chú trọng tới phát triển năng lực nội sinh quốc gia. Ở đây giải pháp phổ biến mà họ đã tập trung đầu tư trong cả một thời gian dài là phát triển giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ. Trong khoa học và công nghệ các nước rất chú trọng đầu tư vào quá trình nghiên cứu và triển khai.

Bảng 3.1:GDP và đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển

STT Nước GDP (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng đầu tư nghiên

GDP (%) cứu phát triển /GDP (%) 1 Hoa Kỳ 9.248,5 3,8 2,679 2 Nhật Bản 4.367,7 0,62 2,913 3 Đức 2.091,2 1,3 2,313 4 Trung Quốc 991,2 7,1 0,693 5 Hàn Quốc 406,9 6,68 2,681 6 Thái Lan 125,3 4,12 0,175 7 Xingapo 84,9 5,35 1,799 8 Malaixia 78,9 5,42 0,199 9 Philippin 76,5 2,4 0,078 10 Việt Nam (2002) 35,1 7,04 0,52

Nguồn: UNDP, Vietnam Development Cooperation Report, 2003.

Những quốc gia đạt kết quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây đã cho rằng, muốn có chuyển giao hay tiếp nhận công nghệ một cách mạnh mẽ và hiệu quả thì nước đó cần phải có đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ.

Như vậy, theo kinh nghiệm của các nước, Việt Nam phải chú trọng cả việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam; phải có các dự án nghiên cứu và phát triển lớn, phù hợp và chủ động tiến hành hợp tác nghiên cứu và phát triển với các nước, các công ty và tổ chức quốc tế. Vì vậy, “Mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển” của Đảng thể hiện trong Văn kiện Đại hội IX là “năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa”.

3.2.3. Chuyển giao công nghệ phải đƣợc đặt trong một quy hoạch, chiến lƣợc gắn với chính sách đổi mới

Trong quá trình chuyển giao công nghệ, cần khác phục các hiện tượng: - Các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu thiết bị, máy móc một cách miễn cưỡng, tự phát không phải do chủ động theo kế hoạch;

- Những máy móc, thiết bị được nhập khẩu phần lớn là từ phía đối tác thứ ba hoặc các mối quan hệ cá nhân giới thiệu, không phải do các doanh nghiệp tự tìm kiếm, đặt quan hệ trực tiếp;

- Công nghệ được chuyển giao trong lúc còn thiếu nhiều điều kiện, tiền đề cần thiết (về kết cấu hạ tầng, thị trường, lao động, vốn);

- Phương hướng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa gắn với chiến lược phát triển của ngành.

Để tránh tình trạng trên, một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng các chiến lược kinh doanh, mặt khác, Nhà nước cần lấy các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp làm cơ sở, làm căn cứ để xem xét các phạm vi về chuyển giao công nghệ. Nếu công nghệ được xem như một hàng hóa thông thường thì các chiến lược kinh doanh sẽ được xem như những căn cứ để xử lý và xác định trách nhiệm khi có những thiệt hại do chuyển giao công nghệ gây ra.

Trong các chiến lược mà các doanh nghiệp cần xác định, để định hướng chuyển giao công nghệ cần phải cân đối, phối hợp các bộ phận sau với nhau:

- Chiến lược về thị trường và khách hàng; - Chiến lược sản phẩm;

- Chiến lược liên kết kinh tế; - Chiến lược đầu tư.

3.2.4. Phải "lựa chọn công nghệ phù hợp" trong hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam công nghệ vào Việt Nam

Công nghệ thích hợp mới thực sự là cái mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần đến. Tránh tình trạng trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu công nghệ ồ ạt, đã nhập luôn cả những công nghệ không phải là công nghệ nguồn, cá biệt còn có "rác thải". Công nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như yếu tố dân số, việc làm, tài nguyên, môi trường văn hóa – xã hội và các hệ thống pháp lý – chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa – xã hội của công nghệ.

Việc “lựa chọn công nghệ phù hợp” cũng cấn phải được nhấn mạnh trong các hoạt động đưa các kết quả nghiên cứu và triển khai trong nước vào thực tiễn sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ đạt được đó ra các địa phương khác tương ứng với những điều kiện cụ thể khác nhau. Để thực hiện điều này chúng ta cần có chính sách lựa chọn đúng các mặt hàng để chuyển giao công nghệ, lựa chọn đúng công nghệ để triển khai. Có như vậy thì sản phẩm được sản xuất ra mới có tính cạnh tranh tại thị trường Việt Nam, tức là phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, trước hết là của các doanh nghiệp và có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại đang có trên thị trường.

Vấn đề “lựa chọn công nghệ phù hợp” có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nhân tố quyết định đến sản phẩm đầu ra, liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất cũng như thâm nhập – mở rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp và còn có nhiều tác động kinh tế – xã hội khác nữa.

3.2.5. Có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ

Nếu mỗi địa phương của nước ta trở thành một đầu mối riêng lẻ, độc lập trên thị trường công nghệ thế giới thì chúng ta không tránh khỏi những thua thiệt không đáng có. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong để tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện họat động chuyển giao công nghệ. Việc phối hợp với nhau này có tác dụng khắc phục những cản trở trong quá trình nhập công nghệ như: vốn ít, thông tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài.

Việc phối hợp thống nhất giữa các địa phương không phải chỉ đơn giản là tuân thủ những chủ trương, chính sách của Chính phủ ban hành, mà còn là sự chủ động liên hệ và nối kết giữa các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nhằm nhất thể hóa nhu cầu về các hoạt động chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng, năng lực và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương.

Mặt khác, chúng ta phải tiến hành cạnh tranh có hiệu quả với các nước trong khu vực trong việc tranh thủ thu hút các luồng chuyển giao công nghệ. Cuộc cạnh tranh này sẽ diễn ra trên các mặt:

- Trình độ và tiềm năng phát triển kinh tế; - Thị trường lao động;

- Các điều kiện về tiếp nhận và sử dụng công nghệ,…

Như vậy, để tăng cường thu hút các luồng chuyển giao công nghệ, các cơ quan, bộ, ngành của Nhà nước phải tham khảo, theo dõi động thái và chính sách kinh tế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng của các nước trong khu vực và có sự điều chỉnh thích hợp nhằm tạo ra vị thế tương đối hấp dẫn các nhà chuyển giao công nghệ của thế giới.

Một điều cần lưu ý ở đây là tránh sự đồng loạt đưa ra chính sách ưu tiên riêng của địa phương nhằm tạo ra lợi thế cá biệt, để thu hút các nguồn đầu tư, thiếu sự chỉ đạo chung của Chính phủ. Việc này sẽ đi đến đâu và hậu quả sẽ thế nào vẫn còn là một ẩn số, nhưng trước mắt chắc chắn sẽ khó tránh khỏi tính tự phát, trùng lặp, thừa thiếu, gây ra lãng phí và hiệu quả thấp cho toàn cục.

3.2.6. Chuyển giao công nghệ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội

Trong điều kiện Việt Nam là một nước nghèo, lạc hậu, trình độ công nghệ thấp so với thế giới. Vì vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ một mặt phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, đồng thời phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài. Các công nghệ được chuyển giao phải đảm bảo:

- Chuyển giao công nghệ phải nhằm mục tiêu nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, thể hiện ở các khía cạnh như chú trọng công nghệ nhiều tầng, công nghệ chế biến hàng nông sản, công nghệ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ nâng cao năng suất lao động; sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng; cải tiến kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo ra những chủng loại sản phẩm mới hướng tới xuất khẩu.

- Khai thác hợp lý các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng các nguồn lao động dồi dào, tạo công ăn việc làm, khai thác hợp lý và phát triển các tài nguyên tái tạo được.

- Công nghệ được chuyển giao phải đảm bảo không gây ra những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môi trường như ô nhiễm đất, nước, không khí; gây hại cho hệ động - thực vật; làm mất cân bằng sinh thái nói chung; làm ảnh hưởng tới môi trường dân cư về mặt văn hóa xã hội.

- Công nghệ được chuyển giao phải đảm bảo an toàn lao động cho người lao động cũng như môi trường làm việc và môi trường xung quanh đó.

Trong trường hợp do tính chất của công nghệ, có khă năng xuất hiện những tác động mà trước đó chưa có, chưa đề cập, làm ảnh hưởng tới người lao động và môi trường, thì bên chuyển giao công nghệ phải có giải pháp phòng ngừa cụ thể. Các giải pháp này coi như một phần của công nghệ được chuyển giao và được giải trình chi tiết trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3.2.7. Đẩy nhanh chuyển giao công nghệ theo hƣớng thị trƣờng

Chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ vốn mang tính xáo trộn, xét trong ngắn hạn. Công nghệ nói chung, đặc biệt là các công nghệ mới, các sáng chế mới đều có giá trị của nó, không có công nghệ cho không. Người nhận công nghệ phải trả giá cho công nghệ mà họ nhận được. Trong xu thế phát triển như ngày nay, việc nắm giữ các công nghệ mới, tiên tiến, có giá trị kinh tế và xã hội cao là một điều rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải nhanh chóng thay đổi nhận thức, đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế đối với hoạt động khoa học – công nghệ cũng như chuyển giao công nghệ, xây dựng các giải pháp hỗ trợ, tư vấn,… Từ đó tạo lập môi trường thông thoáng, cạnh tranh nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ theo hướng thị trường. Có như vậy chúng ta mới:

- Thông qua chuyển giao công nghệ để tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu công nghệ cần thiết, đặc biệt là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;

- Tạo bước chuyển biến trong quan hệ kinh tế quốc tế;

- Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp bách: nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng sức ép của cạnh tranh;

- Có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ, học tập phương pháp quản lý tiên tiến;

- Tránh được những rủi ro nếu phải tự làm, nhờ mua licence công nghệ; - Nếu thành công có thể rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất, nhanh chóng tạo lập được sự bền vững trong phát triển kinh tế.

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian tới nghệ trong thời gian tới

Để góp phần đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển khoa học và công nghệ và thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:

3.3.1. Về phía Nhà nƣớc

3.3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Đổi mới có chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ hiện nay theo hướng hình thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với đặc thù của hoạt động chuyển giao công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ.

a. Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ theo hướng thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính; tăng cường sự chỉ đạo và điều hòa phối hợp của Chính phủ trên cơ sở phân cấp và quy định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các bộ và các tỉnh, thành phố.

Nhà nước tập trung xây dựng các định hướng chuyển giao công nghệ trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển giao công nghệ quốc gia; đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển và tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia trong quá trình chuẩn bị các quyết định của Chính phủ về ưu tiên, chiến lược, các cơ chế, chính sách về hoạt động chuyển giao công nghệ quốc gia.

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, nhất là Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động chuyển giao công nghệ.

b. Đổi mới phương thức tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Việc tổ chức và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ phải nhằm đáp ứng cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 94)