Những hạn chế

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

- Số lượng và quy mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là chưa nhiều, hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra lẻ tẻ, các luồng và đối tượng không đa dạng. Trong tình hình ấy lại luôn có hiện tượng giải thể, rút giấy phép trước thời hạn đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động chuyển giao công nghệ. Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài cuối năm 1987 đến tháng 12 năm 2004 đã có trên 900 dự án bị giải thể trước thời hạn, với số vốn đăng ký bị giải thể khoảng 12.000 triệu USD chiếm trên 28% số dự án được cấp giấy phép và chiếm trên 30% vố đầu tư đăng ký. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ môi trường chính sách, đầu tư ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao mà các nhà đầu tư nước ngoài không lường trước gây ra, chẳng hạn như: môi trường vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất định; chất lượng công tác thẩm định dự án FDI chưa cao; trình độ quản lý dự án của nhà quản trị còn nhiều hạn chế; chính sách kinh tế của Việt Nam còn thiếu nhất quán, thường xuyên thay đổi; thủ tục hành chính rườm rà, chậm chạp,…

- Ý thức thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ

Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện không theo các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (chẳng hạn không lập và ký kết hợp đồng hoặc chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình để phê duyệt, chuyển tiền cho chuyển giao công nghệ khi chưa được phê duyệt hợp đồng…). Nhiều hợp đồng được ký giữa các bên là do bên nước ngoài soạn sẵn với những điều khoản có lợi cho họ; trách nhiệm của bên giao không rõ ràng và có những diều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam; chi phí chuyển giao công nghệ không hợp lý, vượt quá nhiều so với quy định. Những hợp đồng đó thường được sửa lại nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt.

Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra người ta chỉ chú ý đến sản phẩm của công nghệ tạo ra là gì, chứ không chú ý nhiều đến những tác động của quy trình sản xuất và sản phẩm có tác động đến môi trường như thế nào. Đăc biệt là đối với các dự án FDI thì mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên trên hết và là mục tiêu chuyển giao công nghệ. Cùng với đó là trình độ của nhiều cán bộ, nhiều chuyên gia kinh tế, kỹ thuật Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin, đôi khi không quan tâm đến lợi ích chung, phẩm chất bị tha hóa. Cho nên, trong thời gian qua nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quan tâm hoặc sử dụng công nghệ xử lý chất thải chưa hiệu quả, chưa giải quyết triệt để và khó đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

Bảng 2.13: Đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp

STT Ngành

Thành phần môi trƣờng

Bụi Khí độc Tiếng ồn Nước Kim loại nặng Sức khỏe cộng đồng 1 Điện lực Nhiệt điện **** **** ** *** ** V Thủy điện V V V V V **** 2 Cơ khí ** ** *** ** ** *** 3 Hóa chất *** **** ** ** ** **** 4 Luyện kim **** **** *** *** *** *** 5 Điện tử V V V ** *** V 6 Khai khoáng **** ** *** *** *** ** 7 Dệt nhuộm **** *** ** **** *** V 8 Giấy **** *** ** **** V V 9 Thuộc da *** **** ** **** **** V 10 Bột ngọt ** ** V **** V V

Nguồn: Báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 6/2005.

Ghi chú:**** Ô nhiễm nặng;

*** Ô nhiễm vừa; ** Ô nhiễm nhẹ; V Không ô nhiễm.

Với kết quả tổng thể như trên thì các tác động bất lợi của công nghệ gây ra cho môi trường là khá lớn, dưới nhiều hình thức, quy mô và lượng chất độc hại là lớn. Điều này sẽ tạo ra một áp lực về chi phí để cải tạo, khắc phục và thay đổi hành vi về nó là rất lớn.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)