Có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 98)

mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ

Nếu mỗi địa phương của nước ta trở thành một đầu mối riêng lẻ, độc lập trên thị trường công nghệ thế giới thì chúng ta không tránh khỏi những thua thiệt không đáng có. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong để tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện họat động chuyển giao công nghệ. Việc phối hợp với nhau này có tác dụng khắc phục những cản trở trong quá trình nhập công nghệ như: vốn ít, thông tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài.

Việc phối hợp thống nhất giữa các địa phương không phải chỉ đơn giản là tuân thủ những chủ trương, chính sách của Chính phủ ban hành, mà còn là sự chủ động liên hệ và nối kết giữa các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nhằm nhất thể hóa nhu cầu về các hoạt động chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng, năng lực và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương.

Mặt khác, chúng ta phải tiến hành cạnh tranh có hiệu quả với các nước trong khu vực trong việc tranh thủ thu hút các luồng chuyển giao công nghệ. Cuộc cạnh tranh này sẽ diễn ra trên các mặt:

- Trình độ và tiềm năng phát triển kinh tế; - Thị trường lao động;

- Các điều kiện về tiếp nhận và sử dụng công nghệ,…

Như vậy, để tăng cường thu hút các luồng chuyển giao công nghệ, các cơ quan, bộ, ngành của Nhà nước phải tham khảo, theo dõi động thái và chính sách kinh tế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng của các nước trong khu vực và có sự điều chỉnh thích hợp nhằm tạo ra vị thế tương đối hấp dẫn các nhà chuyển giao công nghệ của thế giới.

Một điều cần lưu ý ở đây là tránh sự đồng loạt đưa ra chính sách ưu tiên riêng của địa phương nhằm tạo ra lợi thế cá biệt, để thu hút các nguồn đầu tư, thiếu sự chỉ đạo chung của Chính phủ. Việc này sẽ đi đến đâu và hậu quả sẽ thế nào vẫn còn là một ẩn số, nhưng trước mắt chắc chắn sẽ khó tránh khỏi tính tự phát, trùng lặp, thừa thiếu, gây ra lãng phí và hiệu quả thấp cho toàn cục.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)