Phải thực hiện đa dạng các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)

nƣớc ngoài vào Việt Nam

Việc đa dạng hóa luồng chuyển giao, đa phương hóa đối tượng chuyển giao, đa dạng hóa nội dung chuyển giao công nghệ,… nhằm tăng cường các hoạt động: tiếp nhận công nghệ và máy móc mới; tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngoài; tăng năng suất và hiệu suất lao động; tiếp nhận các kỹ thuật quản lý hiện đại; tiếp cận các thị trường thế giới; tạo việc làm,…

* Thực hiện đa dạng hóa các đối tượng chuyển giao công nghệ: mở rộng quan hệ với nhiều nước, nhiều hãng, nhiều công ty, nhiều trình độ và nhiều phương hướng phát triển công nghệ…

Đảng ta đã xác định đường lối mở cửa đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại bằng tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,…”. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiến hành thực hiện đa dạng hóa với các đối tượng chuyển giao công nghệ.

Đa dạng hóa đối tượng chuyển giao công nghệ phải gắn liền với chọn lọc lĩnh vực, biết lựa chọn ra những đối tác có triển vọng mang lại kết quả tối ưu. Điều này chỉ đạt được trên cơ sở chúng ta phải hiểu rõ mặt mạnh, mặt yếu về công nghệ của từng nước, từng hãng, từng công ty xuyên quốc gia có công nghệ chuyển giao; thái độ của các nước đó trong quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam; ý đồ của các nước và các hãng trong chuyển giao công nghệ… Như vậy, chúng ta cần xây dựng một hệ thống thông tin về thực trạng công nghệ ở các nước công nghiệp phát triển, cần tổ chức mạng lưới thông tin công nghệ nhằm tạo cách nhìn xác thực về các đối tác tương lai.

* Thực hiện đa dạng hóa các luồng chuyển giao công nghệ

Đa dạng hóa các luồng chuyển giao công nghệ là chủ trương lớn của Đảng trong việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Trong đó cần lưu ý:

- Chuyển giao công nghệ qua luồng nhập cư chuyên gia

Cho đến nay luồng chuyên gia nhập cư vào nước ta không nhiều, nhưng xét về tiềm năng thì đây cũng là một luồng chuyển giao công nghệ đáng quan tâm và có nhiều triển vọng. Những chuyên gia này là những người có tài năng, giàu kinh nghiệm và có mối quan hệ rộng với nhiều tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế.

- Chuyển giao công nghệ qua con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chuyển giao công nghệ theo cách này có các đặc điểm là: Công nghệ đưa vào Việt Nam cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và đồng thời nhà đầu tư cũng chính là người chuyển giao công nghệ.

Công nghệ được chuyển giao theo con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là luồng chính và có số lượng lớn ở Việt Nam. Trong luồng này, phía nước ngoài thường chuyển giao một cách đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, lắp đặt công nghệ sản xuất đến quản lý sản xuất, kinh doanh… có lợi cho họ hơn, cho nên chúng ta cần quan tâm trong việc đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân để làm chủ các công nghệ nhập, trên cơ sở đó có bước cải tiến và tiến tới làm ra được những công nghệ mới, độc lập.

- Chuyển giao công nghệ qua các con đường cho vay vốn hoặc tài trợ của nước ngoài

Luồng chuyển giao công nghệ theo cách này thường thông qua hoạt động đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh của các công ty, xí nghiệp trong nước được nước ngoài tài trợ hoặc cho vay vốn… Vai trò của phía nước ngoài trong luồng chuyển giao công nghệ này chỉ là người hướng dẫn, còn hệ thống thực hiện vẫn là phía Việt Nam, nên muốn đảm bảo thành công cần phải quan tâm đầy đủ trong việc làm chủ công nghệ nhập.

Đối với chuyển giao công nghệ qua luồng vay vốn hoặc tài trợ nước ngoài, bên nhận thường gặp khó khăn lớn trong việc làm sao nhận được đúng và đủ những yếu tố công nghệ mình cần, xác định đúng giá cả của công nghệ. Do đó, để mở rộng luồng này một cách có hiệu quả phải có nỗ lực to lớn của phía nhận công nghệ. Cũng cần phải thấy rằng, trong trường hợp bên nước ngoài cho vay vốn có kèm theo các điều kiện phải nhập công nghệ thì đó cũng là khó khăn cho chúng ta, khi đó đòi hỏi chúng ta phải có đủ thông tin, bản lĩnh để tránh những cái “bẫy” của bên giao, tránh nhập những công nghệ “thải” của họ.

Như vậy, mỗi luồng chuyển giao công nghệ đều có mặt ưu, nhược, nên việc đa dạng hóa luồng chuyển giao công nghệ cũng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề tạo thêm nhiều cơ hội cho mình lựa chọn, khai thác được phương án tối ưu nhất.

* Thực hiện đa dạng hóa các nội dung và phương thức chuyển giao công nghệ

Qua kinh nghiệm của thế giới, có thể thực hiện đa dạng hóa các nội

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)