Các nguồn lực

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 45)

a. Các tổ chức khoa học và công nghệ

Tính đến ngày 31/12/2003 trong cả nước có 1.199 tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, tăng thêm 84 (7,5%) so với năm 2002, 148 (14,1%) so với năm 2001 và 346 (40,1%) so với năm 2000. Trong số 1.199 tổ chức khoa học và công nghệ, có 668 tổ chức (55,7%) thuộc khu vực nhà nước, 487 (40,7%) thuộc khu vực tập thể và 44 tổ chức (3,7%) thuộc khu vực tư nhân.

Bảng 2.1: Các tổ chức KH&CN ở Việt Nam tính đến 31/12/2003

Khu vực trực thuộc

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số lượng Tỷ lệ (% ) Số lượng Tỷ lệ (% ) Số lượng Tỷ lệ (% ) Số lượng Tỷ lệ (% ) Khu vực nhà nước 517 60,6 611 58,2 631 56,5 668 55,7 - Thuộc Bộ, ngành 342 40,1 423 40,3 437 39,1 466 38,9 -Thuộc trường ĐH 120 14,1 129 12,3 134 12,0 141 11,7 - Thuộc DNNN 55 6,4 59 5,6 60 5,4 61 5,1 Khu vực tập thể 311 36,5 399 37,9 440 39,5 487 40,6

Tổng số 853 100 1.051 100 1.115 100 1.199 100

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ 2004

Từ bảng trên ta thấy, tuy số lượng các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khu vực nhà nước tăng liên tục trong thời gian qua, nhưng tỷ trọng của chúng trên tổng số các tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký lại liên tục giảm (từ 60,6% năm 2000, 58,6% năm 2001, 56,5% năm 2002 và năm 2003 chỉ còn 55,7%). Tỷ lệ này có thể còn tiếp tục giảm trong những năm tới. Đây chính là động thái phát triển tích cực, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường.

Tình trạng này ở khu vực tập thể và khu vực tư nhân lại ngược lại, tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Tổ chức khoa học và công nghệ loại này thu hút sự tham gia của cán bộ khoa học và công nghệ đã về hưu, mới tốt nghiệp đại học, một số nhà khoa học người Việt Nam định cư nhiều năm ở nước ngoài, nay về nước sinh sống và làm việc,…

b. Các trường đại học, cao đẳng, học viện ở trong nước và cơ sở đào tạo của nước ngoài ở Việt Nam

Tính đến năm 2004, cả nước có 220 trường đại học, cao đẳng và học viện với khoảng 40.400 giảng viên, trong đó số giáo sư chiếm 0,8%, phó giáo sư chiếm 3,4%, tiến sỹ khoa học và tiến sỹ chiếm 14%, thạc sỹ chiếm 27%, đại học và cao đẳng chiếm 54,8%.

Bảng 2.2: Số lƣợng các trƣờng đại học và cao đẳng Loại hình trường 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học 74 41,6 76 38,6 85 39,7 - Công lập 57 32,0 59 29,9 68 31,8 - Ngoài công lập 17 9,6 17 8,7 17 7,9 Cao đẳng 104 58,4 121 61,4 129 60,3 - Công lập 99 55,6 108 54,8 119 55,6 - Ngoài công lập 5 2,8 13 6,6 10 4,7 Tổng số 178 100 197 100 214 100

Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo 2004 http:// www.moet.edu.vn/thongke/dhcd.htm

Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam còn có một số cơ sở đào tạo đại học của nước ngoài như Trung tâm đào tạo Genetics của Singapo ở Hà Nội, RMIT ở TP Hồ Chí Minh,…

Cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị nghiên cứu khoa học cũng được cải thiện hơn trước, đặc biệt là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Bằng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ, trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng đã có khoảng 60 phòng thí nghiệm, trong đó có những phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Nét mới về củng cố và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng hiện nay là chú trọng nhiều hơn về đầu tư xây dựng hệ thống thư viện, một số trường đã triển khai xây dựng thư viện điện tử. Nhiều trường đã có mạng nội bộ, 100% số trường đại học và cao đẳng đã kết nối Internet, phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Năm học 2002 – 2003 là năm thư hai tiếp tục triển khai Quyết định số 47/2001/QĐ- TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch mạng lưới trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010”. Đây là một trong những biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò và vị trí của các trường đại học và cao đẳng trong phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ nói riêng và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

c. Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ

* Tổ chức dịch vụ về sở hữu công nghiệp

Các tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp nhằm tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương nâng cao nhận thức, năng lực quản lý và thực thi

quyền sở hữu công nghiệp. Hiện nay có khoảng 23 tổ chức dịch vụ sở hữu

công nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam, bao gồm các công ty, văn phòng hoặc trung tâm tư vấn pháp luật về sở hữu công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong thời kỳ 1996 – 2000, Cục sở hữu công nghiệp đã nhận được tổng số 266 đơn đang ký sáng chế và giải pháp hữu ích, cấp 32 văn bằng độc quyền sáng chế và 32 bằng độc quyền về giải pháp hữu ích cho công dân Việt Nam. Riêng 2003, Cục đã nhân 1426 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích, trong đó của công dân Việt Nam là 31, chiếm 2,5% tổng số.

Hoạt động của các tổ chức dịch vụ tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng thời gian qua đã có những tác động trực tiếp và tích cức đối với nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại, tránh được những rủi ro trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền lợi cho bên nhận công nghệ, cho người tiêu dùng, phục vụ các yêu cầu về quản lý Nhà nước, bảo vệ môi trường, đồng thời phục vụ các yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống các hoạt động dịch vụ chính về tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng bao gồm: hệ thống xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam với 86 ban kỹ thuật, 36 Tiểu ban kỹ thuật và trên 800 thành

viên của các ban kỹ thuật và tiểu ban kỹ thuật; hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; hệ thống thử nghiệm; hệ thống công nhận, chứng nhận chất

lượng; hệ thống đào tạo và thông tin về tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng.

Các tổ chức dịch vụ về tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng cũng có nhiều thành tựu. Đã ban hành 4860 tiêu chuẩn, trong đó 1200 tiêu chuẩn Việt Nam tương đương hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (chiếm 24,6%). Hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, đã có 97 tổ chức được ủy quyền khiểm định phương tiện đo và 11 phòng hiệu chuẩn được công nhận. Hàng năm hệ thống này đã tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn hàng triệu phương tiện đo lường và thử nghiệm trong cả nước, đảm bảo sự thống nhất về đo lường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Tính đến cuối năm 2003, đã có 56 phòng thí nghiệm được công nhận theo các chuẩn mực tiêu chuẩn của quốc tế ISO 17025. Các phòng thí nghiệm này đã phục vụ kịp thời cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, cũng như các yêu cầu của các cơ quan thương mại, thuế quan và của các doanh nghiệp. Hệ thống công nhận, chứng nhận chất lượng, ngoài Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Quacert) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, có trên 20 tổ chức chứng nhận của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Hệ thống công nhận Việt Nam đã tiến hành đánh giá công nhận 69 phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn trong cả nước theo các chuẩn mực quốc tế. Một hệ thống các Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ đã được hình thành ở 61 tỉnh, thành trong cả nước. Các trung tâm này có

nhiệm vụ giới thiệu các thành tựu và triển khai ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tế sản xuất.

* Dịch vụ Internet

Dịch vụ Internet ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu, thói quen của cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là giới trẻ. Internet được xác định là một bộ phận quan trọng thuộc hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. Giá thuê bao và khai thác Internet ngày càng giảm (giá cước truy cập Interet hiện nay chỉ còn 20VNĐ/phút).

Việt Nam đã có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Hầu hết các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đã xây dựng được mạng máy tính nội bộ, kết nối Internet – cơ sở hình thành chính phủ điện tử. Theo thống kê của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có 8 nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet và 12 nhà cung cấp dịch vụ Internet (trong tổng số 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet được cấp phép) chính thức hoạt động. Về mạng viễn thông công cộng đã có tổng số hộ thuê bao điện thoại lên tới 7,5 triệu thuê bao, đạt mật độ 9,3 máy/100 người dân; tổng số người sử dụng Internet khoảng 6,8 triệu người, đạt mật độ 7,8 thuê bao/100 người dân; số báo điện tử đã đưa lên Internet khoảng trên 30 đầu tên.

d. Nhân lực khoa học và công nghệ

Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thì nhân lực khoa học và công nghệ bao gồm những người: đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và đang làm việc trong một ngành khoa học và công nghệ; đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành khoa học và công nghệ nào; chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng có một công việc trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ đòi hỏi trình độ tương đương.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4 năm 1999, Việt Nam có khoảng 1.200.000 người có trình độ đại học và cao đẳng. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, trong các năm 2000 và 2003, hàng năm nước ta có khoảng 200.000 người tốt nghiệp sau đại học, đại học và cao đẳng. Như vậy, tính tới cuối năm 2003, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tiềm năng của Việt Nam có khoảng 2 triệu người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên

(trong đó có trên 14.000 tiến sỹ và 20.000 thạc sỹ). Tuy nhiên số lượng cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển, thấp hơn nhiều so với số lượng nêu trên.

* Đào tạo sau đại học

Năm 2003, tổng số cán bộ khoa học và công nghệ được đào tạo sau đại học ở nước ta là 42.027 người, bao gồm 3 phần: đã tốt nghiệp, đang đào tạo và tuyển mới.

Bảng 2.3: Đào tạo sau đại học trong năm 2003

Hệ đào tạo Tốt nghiệp Đang đào tạo Tuyển mới

1. Nghiên cứu sinh 366 2.708 715

2. Cao học 3.490 20.470 7.487

3. Chuyên khoa I 991 3.763 1.354 4. Chuyên khoa II 89 477 233

Tổng cộng 4.820 27.418 9.789

Nguồn: Thống kê cao đẳng và đại học năm 2003-2004/ Bộ GD&ĐT

* Đào tạo đại học, cao đẳng

Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng nước ta năm 2003 là 1.516.517 người. Số này bao gồm các sinh viên đã tốt nghiệp, đang đào tạo và tuyển mới của ba khu vực: công lập, bán công và dân lập.

Bảng 2.4: Đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ đào tạo năm 2003

Hình thức đào tạo Tốt nghiệp Đang đào tạo Tuyển mới

A. Đại học

1. Hệ chính quy 68.528 470.107 124.052

2. Hệ cử tuyển (lớp riêng) 455 2.822 1.032

3. Không chính quy 35.598 317.184 73.276

4. Liên kết đào tạo hệ chính quy 619 11.140 3.719

5. Đào tạo văn bằng II 2.936 27.855 8.270

6. Hoàn chỉnh kiến thức 1.552 1.385 -

7. Đào tạo từ xa 452 - -

B. Cao đẳng

1. Hệ chính quy 44.704 183.551 63.110

2. Hệ cử tuyển (lớp riêng) 69 543 364

3. Không chính quy 9.055 40.307 14.174

4. Liên kết đào tạo hệ chính quy 1.461 6.706 1.062

5. Đào tạo văn bằng II 273 607 -

6. Hoàn chỉnh kiến thức - 543 -

7. Đào tạo từ xa - - -

Tổng cộng (2) 55.562 232.263 78.710

Tổng số (1+2) 165.702 1.062.756 288.059

Nguồn: Thống kê cao đẳng và đại học năm học 2003-2004/Bộ GD&ĐT

* Đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Năm 2003, tổng số học sinh đã tốt nghiệp, đang đào tạo và tuyển mới trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề dài hạn trong cả nước ta là 284.952 người.

Bảng 2.5: Đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2003

Hệ đào tạo Tốt nghiệp Đang đào tạo Tuyển mới

1. Trung học chuyên nghiệp 36.738 120.477 52.306 2. Dạy nghề dài hạn 12.143 41.416 21.872

Tổng cộng 48.881 161.893 74.178

Nguồn: Thống kê cao đẳng và đại học năm 2003-2004/Bộ GD&ĐT

Năm học 2003 – 2004, nếu không kể 1.634 sinh viên là người nước ngoài đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam, thì tổng số sinh viên nước ta (bao gồm số tuyển mới và đang đào tạo) lên tới 1.421.750 người so với 1.020.667 người năm học 2002- 2003 và 974.119 người năm học 2001- 2002.

e. Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ

Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ được cấu thành từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước; vốn của doanh nghiệp và vốn của nước ngoài. Trong 3 nguồn trên, kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách của nhà nước vẫn là nguồn chủ yếu.

* Kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)

Chỉ riêng trong năm 2003, NSNN đầu tư cho khoa học và công nghệ là 3.180 tỷ đồng đạt 2% tổng chi NSNN, tương đương 0,52% GDP.

Bảng 2.6: Kinh phí đầu tƣ cho khoa học và công nghệ từ NSNN

Nội dung 2001 2002 2003

Tổng chi KH&CN (tỷ đồng) 2.322 2.814,7 3.180 Tỷ lệ chi KH&CN so với chi

NSNN(%)

2 2 2 Tỷ lệ chi KH&CN/GDP (%) 0,48 0,52 0,52

Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ năm 2004

Nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ từ NSNN bao gồm: - Vốn đầu tư XDCB;

- Kinh phí sự nghiệp khoa học (SNKH)

Bảng 2.7: Cơ cấu đầu tƣ cho khoa học và công nghệ từ NSNN Nội dung 2001 2002 2003 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) XDCB 722 31,1 1.004,7 35,7 1.168 36,7 SNKH 1.600 68,9 1.810 64,3 2.012 63,3 Tổng cộng 2.322 100 2.814,7 100 3.180 100

Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ năm 2004

Ngoài kinh phí đầu tư của NSNN thì các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các địa phương cũng tự huy động các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động chuyển giao công nghệ. Vốn NSNN đầu tư cho khoa học và công nghệ theo quy trình xây dựng cơ bản để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và đầu tư chiều sâu (mua sắm trang thiết bị khoa học) cho các tổ chức khoa học và công nghệ. Còn kinh phí SNKH được đầu tư để triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm; chi trả lương và hoạt động của bộ máy ở các tổ chức nghiên cứu phát triển.

* Kinh phí đầu tư trong các doanh nghiệp

Theo số liệu điều tra 7.233 doanh nghiệp sản xuất trên toàn quốc do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2002, kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp chủ yếu dành cho hai nội dung nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong đó, phần dành cho đổi mới công nghệ chiếm tỷ lệ khá cao (92%) và tập trung chủ yếu vào đầu tư mua sắm thiết bị, đây thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp chủ yếu là vào công nghệ hoàn thiện được thương

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)