Lĩnh vực y– dược

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 78)

Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ đã thực sự đóng góp một vị trí đòn bảy then chốt và là động lực để phát triển khoa học và công nghệ trong ngành y tế, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các hướng nghiên cứu được tập trung đầu tư trong thời gian qua là: dị ứng thuốc; sức khỏe sinh sản của phụ nữ tuổi mãn kinh; quy trình sản xuất và chuẩn hóa các sản phẩm từ huyết tương; giải pháp phòng chống sốt rét ở một số vùng kinh tế và vùng sâu, vùng xa; xây dựng tiêu chuẩn bụi môi trường, chẩn đoán phòng chống bụi phổi silíc; nghiên cứu mô hình sản xuất tại chỗ và cung cấp thuốc thiết yếu từ nguồn dược liệu phục vụ cộng đồng ở miền núi; chuyển giao công nghệ sản xuất vắcxin sởi tại Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu ở mức phân tử, nghiên cứu về gen, về miễn dịch, men nhằm tìm hiểu sâu về quá trình bệnh lý, cơ chế sinh bệnh, cơ chế tác dụng của thuốc.

Trong giai đoạn hiện nay, ngành y tế đã đạt được một số kết quả như: thu thập gần 10.000 chủng vi sinh vật, trong đó có 9.797 chủng trong nước. Nghiên cứu khai thác chủng; mã hóa thông tin các chủng đang lưu giữ; thăm dò chuẩn bị khai thác chủng ở Việt Bắc. Mở thêm cơ sở bảo tồn lưu giữ gen và giống cây thuốc ở miền Nam, nâng tổng số mạng lưới lên 12 cơ quan, đơn vị. Có khoảng 80/250 loài cây thuốc quý hiếm được bảo tồn, 86 loài/chủng đã được bảo quản hạt trong kho lạnh.

Chương trình KHCN.11 đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất văcxin viêm gan B tái tổ hợp AND thế hệ 2 trong phòng thí nghiệm; ổn định công nghệ sản xuất vắcxin viêm gan B từ plasma thế hệ 1, quy mô 500.000 liều/năm, đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã sản xuất được hơn 3 triệu liều giá rẻ bằng 1/3 nhập ngoại, phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng; ổn định công nghệ sản xuất vắcxin phòng tả có phối hợp kháng nguyên, quy mô bán công nghiệp 500.000 liều/năm và đã sản xuất được 2 triệu liều phục vụ cho việc phòng tránh dịch bệnh ở các vùng bị lũ lụt. Trong điều trị, đã ứng dụng một số thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo bước nhảy vọt của ngành y tế Việt Nam trong điều trị và chẩn đoán một số bệnh về tim mạch như: nong và đặt stand, nong van 2 lá, siêu âm tim qua thực quản với độ thành công 98 – 100%, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với điều trị ở nước ngoài. Thành công trong việc tách một số thành phần máu để truyền máu từng phần thay thế truyền máu toàn phần, tăng tính an toàn trong truyền máu và hiệu quả

trong điều trị các bệnh về máu. Nghiên cứu thành công quy trình hỗ trợ cắt cơn và duy trì hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp điện châm, không dùng thuốc, không độc hại, không tai biến và có giá trị kinh tế.

Nhờ có những kết quả của khoa học và công nghệ cùng với những nỗ lực vượt bậc của ngành y tế, nên trong thời gian qua, nước ta đã không xảy ra bất kỳ vụ dịch lớn nào, kể cả ở những vùng bị bão lụt. Việt Nam đã được công nhận là nước thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, tỷ lệ sốt rét mới mắc giảm hẳn, tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính giảm, không xảy ra những vụ dịch sốt rét lớn trong cả nước. Các kỹ thuật và công nghệ chẩn đoán, điều trị, cũng như dự phòng đã được đổi mới, nâng cấp và hiện đại hóa đáng kể. Việt Nam đã tự cung cấp được nhiều sản phẩm thuốc thiết yếu cho xã hội, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, những vùng gặp khó khăn do thiên tai lũ lụt. Sản xuất được 9/10 loại vắcxin, đáp ứng cho các chương trình tiêm chủng mở rộng, làm lợi cho nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Trình độ công nghệ, trình độ sản xuất của ngành y tế ngày càng được nâng cao, một số loại vắcxin có khả năng xuất khẩu.

Việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã góp phần thiết thực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và y học dự phòng, từng bước tiếp cận với các kỹ thuật và công nghệ tương ứng của các nước trong khu vực, góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển ngành y tế.

Trong thời gian qua, các tiến bộ kỹ thuật và kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được áp dụng vào thực tiễn, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao như: trong lĩnh vực tim mạch, đã áp dụng phương pháp phẫu thuật tim kín và hở, thay van tim; siêu âm, nội soi, đo áp lực buồng tim; siêu âm lòng mạch, chụp chọn lọc mạch vành tim và các mạch nội tạng trong chẩn đoán và điều trị. Trong chẩn đoán hình ảnh và chẩn đoán có đi kèm can thiệp, đã có phẫu thuật nội soi và nội soi can thiệp; kỹ thuật X - quang vi tính cắt lớp (CT) và cộng hưởng từ hạt nhân (MRI); phối hợp siêu âm – nội soi – can thiệp.

Ngoài ra, ngành y tế còn đạt được một số tiến bộ kỹ thuật và thành công trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào chẩn đoán - điều trị – dự phòng: phân tích thành phần sỏi mật; ghép thận; thay chỏm xương đùi; phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh; lade điện quang đông trong phẫu thuật điều trị một số bệnh ung thư, bệnh lý về mắt; thụ tinh trong ống nghiệm, điều trị

vô sinh; phẫu thuật dẫn lưu chữa bệnh não ung thủy; ghép tủy xương bằng truyền tế bào gốc máu ngoại vi để điều trị một số bệnh máu ác tính và bệnh di truyền bẩm sinh về máu; mổ đục thủy tinh thể theo kỹ thuật facco. Quy trình công nghệ sản xuất huyết thanh mẫu của nước ta đã đạ được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới trong truyền máu và đảm bảo an toàn truyền máu, công nghệ tách chiết thành phần máu đảm bảo truyền máu từng phần.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 78)