Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 78)

từ năm 1996 đến nay

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và tác động kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 1996 – nay, cùng với sự tăng trưởng cao về kinh tế; sự mở rộng và phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại; sự cải tiến, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế;… thì hoạt động chuyển giao công nghệ cũng có nhiều mặt tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

- Năng lực hoạt động của công nghệ

Các công nghệ được chuyển giao qua các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công nghệ phục vụ cho ngành công nghiệp, sau đến là ngành dịch vụ. Quy mô chuyển giao công nghệ so với trước đó (1986 - 1995) gấp 3,5 lần, được thực hiện rộng khắp trong cả nước, trong đó tập trung ở những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Bình Dương, Bà Địa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,… Tại đây, các công nghệ được phát huy hết công suất, thời gian hoạt động của công nghệ tương đối ổn định, thu hút được lao động tại chỗ và các vùng lân cận.

So với trước đây, hàng hóa được sản xuất ra rất đa dạng và phong phú, phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, hạn chế tối đa các mặt hàng nhập khẩu trước đó. Có rất nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ở một số ngành, một số lĩnh vực được thực hiện nhiều lần do sự ổn định của chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.

Các công nghệ được chuyển giao cũng có nhiều công nghệ được cải tiến phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, với những thông số kỹ thuật đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên – nhiên liệu. Sự liên thông trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tạo ra một mạng lưới vệ tinh rộng khắp, tận dụng tối đa các nguồn lực, khai thác triệt để các lợi thế tại nơi công nghệ được đưa vào sản xuất. Các công nghệ trong nước được triển khai và ứng dụng vào sản xuất chủ yếu tập trung ở lĩnh vực

nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nông, thủy, hải sản. Những công nghệ này được áp dụng trong một quy mô nhỏ ở mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương khác nhau phù hợp với tiềm năng của từng vùng. Đây là những công nghệ sạch, tiêu hao ít năng lượng và có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Trình độ kỹ thuật của công nghệ

Các công nghệ được lựa chọn vào Việt Nam, tùy vào tững lĩnh vực cụ thể và hình thức chuyển giao mà có thông số kỹ thuật so với khu vực và thế giới là khác nhau. Theo sự đánh giá chung của nhiều chuyên gia, về mặt tổng thể cho thấy hoạt động chuyển giao công nghệ trong những năm qua thông qua các luồng khác nhau mà công nghệ được nhập vào chủ yếu là các công nghệ đạt trình độ trung bình của thế giới, ở thế hệ thứ hai, thứ ba là chủ yếu. Tuy vậy, độ ổn định của quy trình sản xuất, mức độ chính xác của sản phẩm, những thông số về kỹ thuật luôn được cải tiến hợp lý.

- Về sản phẩm: Các sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Những mặt hàng xa xỉ, những mặt hàng dân dụng, phục vụ cho các nhu cầu đi lại, sinh hoạt hàng ngày,… nhờ những dây chuyền sản xuất tại chỗ với chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng tốt, giá thành hợp lý có sức cạnh tranh được đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó công nghệ bảo quản, xử lý sau thu hoạch, sản xuất và chế biến cũng được nâng cao và đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

- Trình độ quản lý và lao động: Nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ mà trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ được nâng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm quản lý được tích lũy ngay trong quá trình làm việc, hội thảo trong và ngoài nước, thông qua các chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế. Công nhân, kỹ thuật viên được tuyển dụng và làm việc trực tiếp trên các dây chuyền, quy trình sản xuất mới, cùng với người nước ngoài nên đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao, chuyên môn tốt thì mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Thông qua việc tiếp cận với các công nghệ mới, trình độ người lao động ngày càng được nâng lên, đạt mức chuẩn của khu vực.

2.3.1.2. Tác động kinh tế - xã hội

- Góp phần tăng trưởng kinh tế

Với sự hiện đại hóa của công nghệ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, làm thay

đổi cục diện thị trường, tỷ trọng xuất - nhập khẩu của nhiều mặt hàng. Thêm vào đó là sự đa dạng trong các nguồn vốn đổ vào Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế thời gian qua. Các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm, các hướng công nghệ ưu tiên về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ cơ khí – chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của ngành, địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Nếu so sánh với các thời kỳ trước đây, thời kỳ 1976 – 1980 tăng trưởng bình quân đạt 0,4%/năm, thời kỳ 1981 – 1985 đạt 6,4%/năm, thời kỳ 1985 – 1990 giảm còn 3,9%/năm, đạt cao nhất 8,2%/năm ở thời kỳ 1991 –1995, thời kỳ 1996 – 2000 giảm còn 6,7%/năm và ước đạt 7,5%/năm giai đoạn 2000 – 2005. Trong năm 2004 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt khá cao là 7,7%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhờ các hoạt động chuyển giao công nghệ mà cơ cấu kinh tế của nước ta cũng có sự thay đổi tỷ trọng, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn như da giày, điện tử, thủy sản,…

Bảng 2.10: Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam (Đơn vị %)

Năm Tổng số Tỷ trọng của các ngành

Nông nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ

1996 100 27,76 29,73 42,51 1997 100 25,77 32,08 42,15 1998 100 25,78 32,49 41,73 1999 100 25,43 34,49 40,08 2000 100 34,53 36,73 38,74 2001 100 23,25 38,12 38,63 2002 100 22,99 38,55 38,46 2003 100 21,80 39,97 38,23 2004 100 20,40 41,10 38,50

Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003 – 2004, Thời báo kinh tế Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2005 tăng cao (8,1%), cao nhất so với cùng kỳ từ 1996 năm đến nay. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tương ứng là 41,25%, dịch vụ là 38,13%, nông nghiệp là 20,62%.

Trong giai đoạn từ 1996 đến nay, đóng góp của nông nghiệp trong GDP đã giảm đáng kể trong khi đó đóng góp của công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP đã được tăng lên tương ứng. Với chủ trương ưu tiên chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, phần nào đã nâng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp lên, theo đúng chiến lược phát triển của đất nước. Trong xu thế chung của nền kinh tế thì nhân tố công nghệ ngày càng phát huy tác dụng lớn vai trò và tăng khả năng đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.11: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng

trƣởng GDP (Đơn vị: %) Các yếu tố 1993 –1997 1998 - 2002 Vốn 69 57,5 Lao động 16 20 TFP (các nhân tố tổng hợp) 15 22,5 Tổng số 100 100

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2003 -2004

Nhưng không vì thế mà nông nghiệp nước ta lại không được chú trọng. Nhờ những thành tựu khoa học và công nghệ mà trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến), đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo, cà phê,… hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp cũng có tác động làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống cả khu vực nông nghiệp lẫn các khu vực khác.

- Giải quyết việc làm và các tác động kinh tế - xã hội khác

Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế của đất nước, hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ đến việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập và tăng thu nhập cho người lao động. Các công nghệ được chuyển giao đi theo nó một loạt các tác động kèm theo,

đó là việc xây dựng nhà xưởng, tìm nguồn lực đầu vào cho sản xuất,… rồi các hoạt động sau sản xuất, các dịch vụ đi kèm cũng phải tính đến. Đó chính là cơ hội mở ra cho người lao động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy mà vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dồi dào của Việt Nam được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống kéo theo những thay đổi trong cuộc sống, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Đặc biệt đối với đội ngũ những cán bộ khoa học và công nghệ thì nhờ đó mà đời sống được cải thiện, làm tăng nhiệt huyết trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ hơn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong thời gian qua được cải thiện, từ khoảng 140 USD năm 1990 lên 312 USD năm 1996, 483 USD năm 2003 và 545 USD năm 2004. Tỷ lệ nghèo đói tính theo tiêu chuẩn quốc tế giảm mạnh từ trên 70% năm 1990 xuống còn 29% năm 2003. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% xuống còn 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65 tuổi tăng lên 71 tuổi.

Bảng 2.12: Chỉ số đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004

Năm HPI % Dân số không thọ quá 40 tuổi %Mù chữ (từ 15 tuổi trở lên) % Dân số không được sử dụng nước sạch %Dân số không được sử dụng các dịch vụ y tế % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng Xếp hạng % 1997 33/78 26,2 12,1 7,0 57 10 45 1998 - 26,1 11,0 6,3 57 10 45 1999 51/92 28,7 11,6 8,1 57 - 41 2000 47/85 28,2 11,2 7,1 55 - 41 2001 45/90 29,1 12,8 6,9 44 - 39 2003 39/94 19,1 10,7 7,3 23 - 33 2004 41/95 20,0 10,7 9,7 23 - 33

Nguồn: Báo cáo phát triển con người 1997 - 2004

Trong những năm qua, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng từ 0,590 năm 1996, đến 0,688 năm 2003. Trong Báo cáo phát triển con người năm 2004 với 177 quốc gia, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc đưa ra kết quả là Việt Nam đứng thứ 112 với chỉ số

HDI là 0,691, trong đó chỉ số thu nhập là 0,52, chỉ số giáo dục là 0,82 và chỉ số tuổi thọ là 0,73. Theo chỉ số phát triển con người (HDI) này, Việt Nam đứng trên Inđonesia, Tajikistan, Ai Cập, Nam Phi, Ấn Độ,...

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

- Số lượng và quy mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là chưa nhiều, hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra lẻ tẻ, các luồng và đối tượng không đa dạng. Trong tình hình ấy lại luôn có hiện tượng giải thể, rút giấy phép trước thời hạn đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động chuyển giao công nghệ. Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài cuối năm 1987 đến tháng 12 năm 2004 đã có trên 900 dự án bị giải thể trước thời hạn, với số vốn đăng ký bị giải thể khoảng 12.000 triệu USD chiếm trên 28% số dự án được cấp giấy phép và chiếm trên 30% vố đầu tư đăng ký. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ môi trường chính sách, đầu tư ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao mà các nhà đầu tư nước ngoài không lường trước gây ra, chẳng hạn như: môi trường vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất định; chất lượng công tác thẩm định dự án FDI chưa cao; trình độ quản lý dự án của nhà quản trị còn nhiều hạn chế; chính sách kinh tế của Việt Nam còn thiếu nhất quán, thường xuyên thay đổi; thủ tục hành chính rườm rà, chậm chạp,…

- Ý thức thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ

Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện không theo các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (chẳng hạn không lập và ký kết hợp đồng hoặc chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình để phê duyệt, chuyển tiền cho chuyển giao công nghệ khi chưa được phê duyệt hợp đồng…). Nhiều hợp đồng được ký giữa các bên là do bên nước ngoài soạn sẵn với những điều khoản có lợi cho họ; trách nhiệm của bên giao không rõ ràng và có những diều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam; chi phí chuyển giao công nghệ không hợp lý, vượt quá nhiều so với quy định. Những hợp đồng đó thường được sửa lại nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt.

Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra người ta chỉ chú ý đến sản phẩm của công nghệ tạo ra là gì, chứ không chú ý nhiều đến những tác động của quy trình sản xuất và sản phẩm có tác động đến môi trường như thế nào. Đăc biệt là đối với các dự án FDI thì mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên trên hết và là mục tiêu chuyển giao công nghệ. Cùng với đó là trình độ của nhiều cán bộ, nhiều chuyên gia kinh tế, kỹ thuật Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin, đôi khi không quan tâm đến lợi ích chung, phẩm chất bị tha hóa. Cho nên, trong thời gian qua nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quan tâm hoặc sử dụng công nghệ xử lý chất thải chưa hiệu quả, chưa giải quyết triệt để và khó đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

Bảng 2.13: Đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp

STT Ngành

Thành phần môi trƣờng

Bụi Khí độc Tiếng ồn Nước Kim loại nặng Sức khỏe cộng đồng 1 Điện lực Nhiệt điện **** **** ** *** ** V Thủy điện V V V V V **** 2 Cơ khí ** ** *** ** ** *** 3 Hóa chất *** **** ** ** ** **** 4 Luyện kim **** **** *** *** *** *** 5 Điện tử V V V ** *** V 6 Khai khoáng **** ** *** *** *** ** 7 Dệt nhuộm **** *** ** **** *** V 8 Giấy **** *** ** **** V V 9 Thuộc da *** **** ** **** **** V 10 Bột ngọt ** ** V **** V V

Nguồn: Báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 6/2005.

Ghi chú:**** Ô nhiễm nặng;

*** Ô nhiễm vừa; ** Ô nhiễm nhẹ; V Không ô nhiễm.

Với kết quả tổng thể như trên thì các tác động bất lợi của công nghệ gây ra cho môi trường là khá lớn, dưới nhiều hình thức, quy mô và lượng chất độc hại là lớn. Điều này sẽ tạo ra một áp lực về chi phí để cải tạo, khắc phục và thay đổi hành vi về nó là rất lớn.

2.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu

* Về phía Nhà nước:

- Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 78)