Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gắt gay hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử,… đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp.
Tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính, ngày càng mổ rộng với tốc độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ. Toàn thế giới sẽ tiến tới một dạng thị trường thống nhất một cách tương đối.
Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối. Không một quốc gia nào, dù đó là siêu cường kinh tế, có thể phát triển một cách biệt lập. Tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính là một xu thế khách quan, chứa đựng những yếu tố thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển, song đồng thời luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn: khủng hoảng tài chính, tiền tệ có tính lan truyền, khó kiểm soát trong nền kinh tế có tính toàn cầu,… Khi khủng hoảng xảy ra, thua thiệt nhất luôn là các nước có cấu trúc kinh tế yếu, cứng nhắc và kém thay đổi với những đột biến.
Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin, điều chỉnh các quy định về pháp lý,… thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi.
3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc
Gần 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trưởng cao; tình hình chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hóa, xã hội hóa trong các vấn đề lớn liên quan đến kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước ngày càng mở rộng; đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế được cải thiện.
Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định con đường đổi mới theo hướng thị trường và mở cửa; đẩy mạnh CNH, HĐH để đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thỏa thuận trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tích cực chuẩn bị tham gia WTO; tăng cường đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực dân doanh, hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách hành chính,…
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu phát triển tổng quát là: Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Trong bối cảnh đó, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả và khả cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.
3.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học - công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
3.1.3.1. Cơ hội
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới kinh tế, hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH là điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – công nghệ và chuyển giao công nghệ. Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước và quốc tế cũng là yếu tố kích thích chuiyển giao công nghệ.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cùng với việc thực hiện đa dạng hóa những phương thức chuyển giao công nghệ, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lước phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.
Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu cho phát triển khoa học và công nghệ trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
3.1.3.2. Thách thức
Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về khoa học và công nghệ, xu hướng chuyển giao công nghệ và nền kinh tế của thế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tùy thuộc vào trình độ và năng lực khoa học và công nghệ của quốc gia. Thách thức lớn nhất đối quá trình tiếp nhận công nghệ và sự phát triển khoa học và công nghệ nước ta hiện nay là phải nhanh chóng nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, môi trường thể chế và chính sách còn nhiều bất cập, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và khoa học và công nghệ còn khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Sự cạnh tranh trong
hội nhập có thể dẫn tới những hững hụt và thất bại trong khoa học – công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Trong xu thế phát triển kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ,… phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế chuyển giao công nghệ, những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và khoa học và công nghệ ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.
3.2. Quan điểm định hƣớng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới
Việt Nam đang tập trung nhiều nỗ lực để chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới một cách có hiệu quả. Để thực hiện thành công chủ trương này, chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cả 3 cấp độ: sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, quốc gia trên tất cả mọi lĩnh vực. Quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai
ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) là: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ”. Vì vậy phải đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm hiện đại hóa sản xuất và quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất – kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Do vậy trong thời gian tới việc chuyển giao công nghệ cần phải chú ý những điểm sau:
3.2.1. Phải thực hiện đa dạng các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam nƣớc ngoài vào Việt Nam
Việc đa dạng hóa luồng chuyển giao, đa phương hóa đối tượng chuyển giao, đa dạng hóa nội dung chuyển giao công nghệ,… nhằm tăng cường các hoạt động: tiếp nhận công nghệ và máy móc mới; tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngoài; tăng năng suất và hiệu suất lao động; tiếp nhận các kỹ thuật quản lý hiện đại; tiếp cận các thị trường thế giới; tạo việc làm,…
* Thực hiện đa dạng hóa các đối tượng chuyển giao công nghệ: mở rộng quan hệ với nhiều nước, nhiều hãng, nhiều công ty, nhiều trình độ và nhiều phương hướng phát triển công nghệ…
Đảng ta đã xác định đường lối mở cửa đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại bằng tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,…”. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiến hành thực hiện đa dạng hóa với các đối tượng chuyển giao công nghệ.
Đa dạng hóa đối tượng chuyển giao công nghệ phải gắn liền với chọn lọc lĩnh vực, biết lựa chọn ra những đối tác có triển vọng mang lại kết quả tối ưu. Điều này chỉ đạt được trên cơ sở chúng ta phải hiểu rõ mặt mạnh, mặt yếu về công nghệ của từng nước, từng hãng, từng công ty xuyên quốc gia có công nghệ chuyển giao; thái độ của các nước đó trong quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam; ý đồ của các nước và các hãng trong chuyển giao công nghệ… Như vậy, chúng ta cần xây dựng một hệ thống thông tin về thực trạng công nghệ ở các nước công nghiệp phát triển, cần tổ chức mạng lưới thông tin công nghệ nhằm tạo cách nhìn xác thực về các đối tác tương lai.
* Thực hiện đa dạng hóa các luồng chuyển giao công nghệ
Đa dạng hóa các luồng chuyển giao công nghệ là chủ trương lớn của Đảng trong việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Trong đó cần lưu ý:
- Chuyển giao công nghệ qua luồng nhập cư chuyên gia
Cho đến nay luồng chuyên gia nhập cư vào nước ta không nhiều, nhưng xét về tiềm năng thì đây cũng là một luồng chuyển giao công nghệ đáng quan tâm và có nhiều triển vọng. Những chuyên gia này là những người có tài năng, giàu kinh nghiệm và có mối quan hệ rộng với nhiều tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế.
- Chuyển giao công nghệ qua con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chuyển giao công nghệ theo cách này có các đặc điểm là: Công nghệ đưa vào Việt Nam cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và đồng thời nhà đầu tư cũng chính là người chuyển giao công nghệ.
Công nghệ được chuyển giao theo con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là luồng chính và có số lượng lớn ở Việt Nam. Trong luồng này, phía nước ngoài thường chuyển giao một cách đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, lắp đặt công nghệ sản xuất đến quản lý sản xuất, kinh doanh… có lợi cho họ hơn, cho nên chúng ta cần quan tâm trong việc đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân để làm chủ các công nghệ nhập, trên cơ sở đó có bước cải tiến và tiến tới làm ra được những công nghệ mới, độc lập.
- Chuyển giao công nghệ qua các con đường cho vay vốn hoặc tài trợ của nước ngoài
Luồng chuyển giao công nghệ theo cách này thường thông qua hoạt động đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh của các công ty, xí nghiệp trong nước được nước ngoài tài trợ hoặc cho vay vốn… Vai trò của phía nước ngoài trong luồng chuyển giao công nghệ này chỉ là người hướng dẫn, còn hệ thống thực hiện vẫn là phía Việt Nam, nên muốn đảm bảo thành công cần phải quan tâm đầy đủ trong việc làm chủ công nghệ nhập.
Đối với chuyển giao công nghệ qua luồng vay vốn hoặc tài trợ nước ngoài, bên nhận thường gặp khó khăn lớn trong việc làm sao nhận được đúng và đủ những yếu tố công nghệ mình cần, xác định đúng giá cả của công nghệ. Do đó, để mở rộng luồng này một cách có hiệu quả phải có nỗ lực to lớn của phía nhận công nghệ. Cũng cần phải thấy rằng, trong trường hợp bên nước ngoài cho vay vốn có kèm theo các điều kiện phải nhập công nghệ thì đó cũng là khó khăn cho chúng ta, khi đó đòi hỏi chúng ta phải có đủ thông tin, bản lĩnh để tránh những cái “bẫy” của bên giao, tránh nhập những công nghệ “thải” của họ.
Như vậy, mỗi luồng chuyển giao công nghệ đều có mặt ưu, nhược, nên việc đa dạng hóa luồng chuyển giao công nghệ cũng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề tạo thêm nhiều cơ hội cho mình lựa chọn, khai thác được phương án tối ưu nhất.
* Thực hiện đa dạng hóa các nội dung và phương thức chuyển giao công nghệ
Qua kinh nghiệm của thế giới, có thể thực hiện đa dạng hóa các nội dung của chuyển giao công nghệ là:
+ Chuyển giao phần cứng sản xuất; + Chuyển giao phần cứng tổ chức; + Chuyển giao tài liệu sản xuất; + Chuyển giao tài liệu tổ chức; + Chuyển giao các kỹ năng sản xuất.
Chúng ta cần lựa chọn phương thức chuyển giao thích hợp để tránh sự bất đồng về lợi ích giữa bên giao và bên nhận công nghệ. Có 4 phương thức chuyển giao công nghệ:
+ Phương thức sở hữu công cộng, theo đó công nghệ không thương mại hóa; + Phương thức tiêu chuẩn, trong đó nhu cầu của bên mua có thể được đáp ứng bằng cách tiếp nhận điều kiện chuẩn do bên bán đưa ra;
+ Phương thức hợp tác, theo đó quan hệ giữa bên mua và bên bán được tạo nên qua đàm phán;
+ Phương thức chống cạnh tranh, theo đó chi phí cho việc tạo ra công nghệ mới được loại trừ bằng các cơ chế hạn chế sức mạnh thị trường.
3.2.2. Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ