Cơ chế chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

Cơ chế chuyển giao công nghệ là hệ thống các văn bản pháp lý (Luật; chính sách; Nghị định;…), cùng hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ (Thẩm định, đánh giá, kiểm tra, cung cấp thông tin, tư vấn,… chuyển giao công nghệ).

Chuyển giao công nghệ khác với mua bán sản phẩm thông thường, đặc biệt là trường hợp chuyển giao công nghệ quốc tế, có liên quan đến mối liên hệ giữa các quốc gia. Vì vậy, cần có những quy định riêng, nhằm tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời ngăn ngừa những thiệt hại cho lợi ích quốc gia. Ở Việt Nam, cơ chế chuyển giao công nghệ thể hiện:

* Các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ:

Trước năm 1996 văn bản pháp lý chủ yếu về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam là pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam có hiệu lực từ tháng 12/1988. Pháp lệnh này hết hiệu lực từ ngày 01/7/1996. Những quy định pháp lý về chuyển giao công nghệ trong nước và với nước ngoài được quy định trong Bộ Luật dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/1996.

Trong Bộ Luật dân sự, các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ quy định tại các phần sau: Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Các điều 836, 837 và 838).

* Các công cụ và thủ tục tiến để hành chuyển giao công nghệ:

Để có thể thực hiện các quy định trong Bộ Luật dân sự, Chính phủ đã ban hành các Nghị định như:

- Nghị định 45/1998 NĐ- CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ;

- Nghị định 16/2000 NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ;

- Nghị định 24/2002 NĐ- CP về ưu tiên các hoạt động chuyển giao công nghệ trong các ngành mũi nhọn;

- Nghị định 115/2005 NĐ- CP về chuyển đổi mô hình hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Thông tư về quy trình hình thành, sàng lọc, thẩm định, giám sát quá trình chuyển giao công nghệ…

Bên cạnh các văn bản pháp lý có liên quan đến chuyển giao công nghệ, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cho chuyển giao công nghệ cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Các tổ chức tư vấn về công nghệ và chuyển giao công nghệ như công ty nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư (CONCETTI); Công ty sở hữu công nghiệp; Công ty tư vấn nước ngoài về công nghiệp (FORINCONS)…ngoài ra còn có nhiều công ty, chi nhánh, văn phòng của nước ngoài về tư vấn công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)