Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 28)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HẢI HÀ KOTOBUK

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty

Năm 1992, liên doanh sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở miền Bắc, Hải Hà -Kotobuki, đã được thành lập trên cơ sở 71% số vốn góp của tập đoàn Kotobuki (Nhật Bản) và 29% vốn góp của Công ty bánh kẹo Hải Hà (Việt Nam) với thời hạn

hoạt động 20 năm. Với số vốn 4.000.000 USD đầu tư ban đầu, một số dây truyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã được Kotobuki đưa vào Việt Nam cùng với khái niệm Marketing hay nói một cách khác đó là bài học... bán hàng hết sức lạ lẫm thời bấy giờ.

Trên thị trường bắt đầu xuất hiện hàng chục sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cả phù hợp với thu nhập của người Việt Nam. Cái tên Hải Hà - Kotobuki dần trở lên quen thuộc với người tiêu dùng vời nhưng sản phẩm bim bim (Snack), bánh Cookies, kẹo cứng nhân hoa quả, Chocolate... và đặc biệt là bánh ngọt, bánh gato danh tiếng.

Vào những năm đầu của thế kỉ 21, Sau thời kì đầu phát triển cùng với sự bùng nổ của thị trường bánh kẹo, Hải Hà - Kotobuki đã rơi vào giai đoạn khó khăn do chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường và cơ chế "bó" của liên doanh lúc đó. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh bắt đầu điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đầu tư dây truyền công nghệ mới và cho ra đời các sản phẩm ưu thế vượt trội với sản phẩm Hải Hà - Kotobuki như: bánh Cookies Kinh Đô, Quảng Ngãi, Bibica, cốm Tràng An, Snack Oishi... đã chiếm phần lớn thị phần bánh kẹo.

Năm 2003, Công ty bánh kẹo Hải Hà tiến hành cổ phần hóa. Phần vốn góp phía Việt Nam được giao về tổng Công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) quản lý. Nhận thấy Hải Hà - Kotobuki là một thương hiệu bánh kẹo đã có chỗ đứng trên thị trường và có tiềm năng phát triển, với chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành, Vinataba đã tiến hành đàm phán và phía Nhật Bản đã đồng ý chuyển nhượng 41% vốn trong liên doanh cho phía Việt Nam.

Năm 2005 UBND thành phố Hà Nội đã chuẩn y việc chuyển nhượng trên với tỉ lệ góp vốn mới là: Vinataba (Việt Nam) giữ 70% và Kotobuki (Nhật Bản) giữ 30%. Đây thực sự là một bước hồi sinh đối với Hải Hà - Kotobuki. Tính đến thời điểm này, sau hơn 10 năm thành lập, doanh thu của Hải Hà - Kotobuki mới đạt khoảng 60 tỉ đồng, vấn đề thương hiệu và truyền thông thương hiệu chưa được chú trọng.

hợp với yêu cầu phát triển, Hội đồng quản trị Công ty đã ra nghị quyết về việc mở rộng sản xuất sang khu công nghiệp, đồng thời kí hợp đồng gia hạn Liên doanh thêm 30 năm nữa.

Ngày 9/2/2010 UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty liên doanh TNHH Hải Hà -Kotobuki chuyển thành Công ty TNHH 2 thành viên và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Hải Hà -Kotobuki với thời hạn hoạt động là 50 năm kế từ năm 1992.

Theo chủ trương tái cơ cấu các doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước đề ra, đầu năm 2013, được sự đồng thuận và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, theo quyết định 166/QĐ – Ttg ký ngày 16 tháng 1 năm 2013, Nhà nước quyết định chuyển toàn bộ số vốn góp của Tổng Công ty thuốc lá Vinataba cho Công ty Cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị. Tuy nhiên, sau khi xem xét đề nghị của phía Nhật Bản - Công ty Kotobuki mong được tiếp tục liên doanh với Vinataba theo mô hình hiện tại. Chủ tịch Vinataba cho rằng, Công ty liên doanh có thể tự tái cơ cấu, đầu tư một cách độc lập, không nhất thiết phải sáp nhập vào Công ty khác. Chủ tịch Vũ Văn Cường đề nghị, Công ty liên doanh cần tăng vốn điều lệ hoặc cổ phần hóa để có điều kiện về vốn, đáp ứng việc đầu tư thương hiệu, phát triển thị trường, thực hiện di dời… Đề nghị này đã được phía Nhật Bản đồng ý.

Như vậy, Hải Hà - Kotobuki vẫn sẽ hoạt động dưới hình thức Công ty con của Vinataba liên doanh với Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w