Sự thừa nhận thành tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 65)

c) Phân loại lao động theo chức danh

2.2.2.2. Sự thừa nhận thành tích

Yếu tố này có vai trò đặc biệt trong việc tạo động lực cho lao động. Nó phản ánh sự ghi nhận, tôn trọng những đóng góp của nhân viên, người lao động vào kết quả chung của toàn bộ tổ chức. Đồng thời bản thân nhân viên cũng rất mong muốn những việc mình làm cho Công ty được mọi người biết tới, hoan nghênh và đó là niềm tự hào của họ. Khi thực hiện tốt điều này, nhân viên sẽ cảm thấy mình quan trọng hơn với Công ty. Sự thừa nhận thành tích giúp tạo dựng nên danh tiếng cá nhân và giúp cá nhân đó dành được tôn trọng của mọi người. Do đó, sự tuyên dương, ghi nhận đóng góp của nhân viên là điều mà Hải Hà - Kotobuki không thể bỏ qua.

Sự ghi nhận thành tích của Công ty được thể hiện thông qua sự tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể trong Công ty. Chính sách khen thưởng của Công ty được tiến hành theo quy đinh của Nhà nước và kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động.

Công ty đánh giá sự đóng góp của nhân viên thông qua kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, vệc đo lường kết quả thực hiện công việc có sự khác biệt giữa các bộ phận. Với bộ phận sản xuất, đó là các tổ sản xuất, việc đánh giá dựa trên kết quả lao động của cả tổ so với mục tiêu và sự đánh giá của tổ trưởng tổ sản xuất và bộ phận giám sát của văn phòng phân xưởng đối với mỗi cá nhân trong tổ. Với bộ phân văn phòng, việc đo lường hiệu quả thực hiện công việc là việc khá khó khăn, bởi kết quả lao động của họ khó có thể lượng hóa được như bộ phận lao động trực tiếp. Vì vậy, Công ty tiến hành đo lường kết quả thông qua việc đánh giá thực hiện mục tiêu của cả phòng và của các cá nhân. Riêng phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, việc đánh giá dự trên giá trị các hợp đồng được ký kết, doanh thu tiêu thụ mỗi tháng…

Kết thúc mỗi tháng hoạt động, các bộ phận có sự tổng kết, đánh giá việc thực hiện công việc để tìm ra những tổ, phòng hoạt động hiệu quả. Từ đó, có sự động

viên, tuyên dương kịp thời. Đồng thời để đưa ra bài học kinh nghiệm trong tháng tới và cho những bộ phận khác. Việc đánh giá và bảng tổng kết thành tích được công khai cho mọi nhân viên biết. Đối với những cá nhân và tập thể bị nhắc nhở hay cảnh cáo Công ty đều đưa ra những lý do rõ ràng và cụ thể, đảm bảo tính minh bạch và chính xác.

Khi được hỏi về vấn đề này, cô Hạnh bộ phận kẹo cứng cho biết: “mọi đánh giá của Công ty đều có căn cứ rõ ràng nên ai cũng cảm thấy hả hê, thỏa mãn với đánh giá của Công ty. Nếu công nhân bọn cô có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả đánh giá thực hiện công việc thì ban giám sát và quản lý phân xưởng sẽ lý giải, đưa ra những chứng cứ rõ ràng. Không mấy khi sai cháu ạ!”

Bảng 2.18. Kết quả điều tra về sự đánh giá thực hiện công việc của cấp trên

Điểm đánh giá Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng mẫu điều tra Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Rất không thỏa mãn - - - - - - Không thỏa mãn - - - - - - Bình thường - - - - - - Thỏa mãn 3 4.35 5 15.15 8 8 Rất thỏa mãn 66 95.65 28 84.85 94 92 Tổng 69 100 33 100 102 102 Tổng điểm đánh giá 342 - 160 - 502 -

Điểm đánh giá trung bình 4.96 - 4.85 - 4.92 -

Nguồn: Tác giả tự điều tra

Thật vậy, khi tiến hành phát phiếu điều tra cho 102 nhân viên Công ty ở các bộ phận nhằm đo lường sự thỏa mãn của người lao động về sự đánh giá thực hiện công việc của Công ty. Kết quả cho thấy hầu hết nhân viên đều thỏa mãn với phương thức đánh giá kết quả lao động hiện tại của Công ty. Thể hiện: có 94/102 nhân viên cho điểm tối đa là 5 điểm với nhận định: “Anh/chị thấy thỏa mãn với sự đánh giá thực hiện công việc của cấp trên với Anh/chị và đồng nghiệp”. Số nhân viên còn lại cho điểm nhận định này ở mức đồng ý tức là 4 điểm. Do đó tổng điểm đánh giá chung của mẫu trong yếu tố này là 4,92 điểm mức điểm rất cao.

Có thể thấy trong công tác đánh giá thực hiện công việc, không có nhân viên nào cảm thấy đóng góp của mình bị Công ty quên lãng hay không được đánh giá chính xác.

Về hình thức thưởng: hiện tại Công ty áp dụng cả hình thức thưởng thường xuyên và thưởng đột xuất. Hình thức thưởng thường xuyên khi Công ty đạt mục tiêu thàng đề ra. Khi đó, Công ty sẽ thưởng cho người lao động; hay khi xét duyết danh hiệu lao động tiên tiến quý, năm. Hình thức thưởng đột xuất được áp dụng với những trường hợp cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt.

Ví dụ cho trường hợp thưởng đột xuất đó là trong dịp tết năm 2013 vừa rồi, em có cơ hội được làm việc tại Công ty. Lúc đó, Công ty có đơn hàng với đối tác ở Hưng Yên, Công ty cần 6 người xung phong đến Công ty bạn hoàn thành đơn hàng. Kết thúc đơn hàng đó, Công ty đã thưởng cho mỗi người lao động 100.000 đồng. Điều này đã tạo cho em động lực làm việc rất lớn.

Công tác ghi nhân thành tích được tiến hành thông qua các buổi tổng kết hoạt đông của quý, năm. Công ty sẽ vinh danh những cá nhân và tập thể lao động tiên tiến và trao bằng khen, phần thưởng cho tập thể và cá nhân này trước ban lãnh đạo Công ty và toàn thể nhân viên. Điều này đã tạo ra tâm lý hứng khởi trong công tác thi đua lao động của nhân viên.

Trong năm 2012 vừa qua, Công ty trao tăng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tiền thưởng là 1500.000 đồng cho 5 tập thể lao động: Tổ sản xuất bánh tươi, Tổ sản xuất bánh, Tổ bim bim, Tổ kẹo mềm và Phòng kinh doanh. Về cá nhân, Công ty khen tăng danh hiệu lao động tiên tiến và tiền thưởng là 500.000 đồng cho 26 cá nhân có thành tích lao động suất sắc, không vi phạm kỷ luật và chấp hành tốt các quy định của Công ty. Cô Hạnh tổ kẹo cứng cũng là một cá nhân lao động tiên tiến được vinh danh trong buổi họp tổng kết cuối năm vừa rồi. Cô cho biết: “Tuy số tiền được thưởng không lớn nhưng cái quan trọng là Công ty có sự ghi nhận đóng góp của cô.” Cô cười và cho biết thêm: “trong năm nay, cô và mọi người trong tổ Kẹo cứng quyết giật giải tập thể lao động tiên tiến.”

Bảng 2.19. Mức độ thỏa mãn của NLĐ vè chính sách khen thưởng tuyên dương

Điểm đánh giá Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng mẫu điều tra Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Không đồng ý 0.00 0.00 0.00 Trung lập 0.00 14 42.42 14 13.73 Đồng ý 30 43.48 11 33.33 41 40.20 Rất đồng ý 39 56.52 8 24.24 47 46.08 Tổng 69 100 33 100 102 100 Tổng điểm đánh giá 315 126 441

Điểm đánh giá trung bình 4.57 3.82 4.32

Nguồn: Tác giả tự điều tra

Khi được hỏi: “Anh/chị có thỏa mãn với chính sách khen thưởng tuyên dương của Công ty?” có 86,28% người lao động đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. Chỉ có 14/102 nhân viên chưa thực sự đồng ý và cho điểm ở mức điểm 3, chiếm 13,73% số lượng nhân viên được điều tra. 14 ý kiến này đều xuất phát từ bộ phận văn phòng. Khi được phỏng vấn rằng anh chị còn chưa thấy thỏa mãn ở điểm nào thì chị L cho biết: “mức thưởng của Công ty còn thấp, chưa tạo ra sự khuyến khích lao động cho bọn chị”.

Như vậy, có thể thấy công tác tạo động lực của Công ty thông qua nhân tố sự thừa nhận thành tích được Công ty thực hiện khá tốt và phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số nhân viên cho rằng mức thưởng của Công ty là chưa cao, chưa tạo ra động lực cho một số ít người lao động. Do đó, Công ty nên có sự điều chỉnh thích hợp hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w