Thực trạng công tác tạo động lực lao đông tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 41)

c) Phân loại lao động theo chức danh

2.2. Thực trạng công tác tạo động lực lao đông tại Công ty

Có thể nói, công tác tạo động lực đã tạo nên thương hiệu cho Công ty Hải Hà - Kotobuki trong lòng mỗi người lao động.

Với câu hỏi đặt ra là: “Theo Anh/chị Công ty đã thực hiện công tác tạo động lực ở mức độ nào?” kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBCNV về công tác tạo động lực của Công ty

Nguồn: Tác giả tự điều tra

Đánh giá Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng mẫu điều tra

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất tốt 29 42.03 19 57.58 48 47.06

Tốt 36 52.17 8 24.24 44 43.14

Bình thường 4 5.80 6 18.18 10 9.80

Không tốt - - - - -

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 102 CBCNV được điều tra thì có tổng số 47,06% người lao động đánh giá là Công ty đã làm rất tốt công tác tạo động lực lao động. Trong đó, có 29 công nhân trực tiếp và 19 lao động gián tiếp lựa chọn. Số nhân viên đánh giá công tác này ở mức 4/5 điểm có 44 người với số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp lần lượt là 36 và 8 người. Cho điểm ở mức điểm 3 đa số là lao động gián tiếp với số lượng 6 người chiếm 18,18% trong khi lao động gián tiếp chỉ có 5,8% tống số lao động trực tiếp được điều tra lựa chọn.

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của CBCNV về công tác tạo động lực của Công ty

Nguồn: Tác giả tự điều tra

Như vậy, điểm trung bình đánh giá về công tác TĐLLĐ tại Công ty của đối tượng lao động trực tiếp là 4,36 điểm nhỏ hơn mức điểm đánh giá của đội ngũ lao động gián tiếp 0,03 điểm đưa mức điểm trung bình chung của cả mầu điều tra ở mức 4,37 điểm. Có thể nói, đây là mức điểm nằm trong mức đánh giá tốt đến rất tốt. Điều đó cho thấy Công ty đã làm tốt công tác tạo đông lực lao động và được NLĐ ghi nhận.

Cụ thể đánh giá từng nhóm nhân tố theo học thuyết hai nhân tố của Herzberg, tác giả thu được kết quả như sau:

Trong tất cả các yếu tố tạo động lực bao gồm: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất, tính chất của công việc, trách nhiệm lao động, sự thăng tiến thì yếu tố được người lao động đánh giá cao nhất đó là yếu tố sự thừa nhận thành tích

của tổ chức.

Với câu hỏi: “Theo Anh/Chị, hiện tại, yếu tố nào của Công ty đang thôi thúc, là động lực để Anh/chị làm việc tốt hơn?”, tác giả đã thu được 127 ý kiến lựa chọn trong đó có 62/126 ý kiến chọn yếu tố sự thừa nhận thành tích của tổ chức là yếu tố có tác động tạo động lực nhiều nhất cho họ hiện nay, chiếm 48,82% tổng số ý kiến của NLĐ. Xếp thứ hai là yếu tố sự thăng tiến trong công việc và sự thành đạt với số lượng lựa chọn của người lao động là tương đương ở mức 23 – 24 người lựa chọn trong số 126 lựa chọn thu được, chiểm tỉ lệ 18.09% – 18.11%.

Bảng 2.7. Đánh giá của NLĐ Công ty Hải Hà - Kotobuki về tác động khuyến khích lao động của các nhân tố tạo động lực

STT Nhân tố tạo động lực Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng mẫu điều tra Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Sự thành đạt/ thành tựu 12 16.90 11 19.64 23 18.11 2 Sự thừa nhận thành tích của tổ chức 42 59.15 20 35.71 62 48.82

3 Bản chất, tính chất bên trong công việc 6 8.45 7 12.50 13 10.24

4 Trách nhiệm lao động 3 4.23 2 3.57 5 3.94

5 Sự thăng tiến trong công việc 8 11.27 16 28.57 24 18.90

Tổng 71 100 56 100 127 100

Nguồn: Tác giả tự điều tra

Biểu đồ 2.7. Đánh giá của từng đối tượng NLĐ Công ty Hải Hà - Kotobuki về các nhân tố tạo động lực lao động

Nguồn: Tác giả tự điều tra

yếu tố có tác động tạo động lực nhiều hơn cả, chiếm 59,15% số đánh giá của người lao động trực tiếp. Với đối tượng lao động gián tiếp, bên cạnh yếu tố sự thừa nhận thành tích còn có yếu tố thăng tiến trong công việc hai yếu tố có tác động mạnh hơn cả, với số phiếu lần lượt là 20 và 16 phiếu lựa chọn tương ứng với tỷ trọng là 35,71% và 28,57% tổng số lao động gián tiếp được điều tra.

Yếu tạo động lực được bình chọn ít nhất đó là yếu tố trách nhiệm lao động với chỉ 5 người lựa chọn trong tổng số 100 người và 126 lựa chọn, chiếm 3.94% tổng số kết quả điều tra thu về. Như vậy, trong tất cả các yếu tố tạo động lực lao động yếu tố trách nhiệm lao động là yếu tố mà Công ty thực hiện chưa tốt. Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề này như thế nào sẽ được tác giả chỉ rõ trong phần sau.

Với các yếu tố duy trì thì yêu tố tiền lương là yếu tố được người lao động đánh giá là ít gây bất mãn nhất cho ngưới lao động.

Trả lời cho câu hỏi: yếu tố nào đang gây ra sự bất mãn cho người lao động thì chỉ có 8 người lựa chọn yếu tố tiền lương trên toàn bộ mẫu gồm 100 người với 108 lựa chọn tương ứng với tỉ lệ 7,41% tổng số kết quả điều tra với thành phần gồm 3 lựa chọn của lao động gián tiếp, 5 lựa chọn của lao động trực tiếp tương ứng với mức tỉ lệ: 37,5:62,5.

Bên cạnh việc thực hiện khá tốt các chính sách lương thì yếu tố điều kiện làm việc là yếu tố được cho là gây nhiều bất mãn nhiều nhất cho NLĐ.

Biểu hiện: trong 108 lựa chọn thu được thì có 48 người chọn điều kiện làm việc là yếu tố khiến họ thấy bất mãn nhất, chiếm 44,44% lựa chọn. Trong đó, lao động trực tiếp có 36 người chiếm 75% số người cùng lựa chọn.

Bảng 2.8. Bảng đo lường tác động của các yếu tố gây bất mãn cho NLĐ

Nguồn: tác giả tự điều tra

STT Nhân tố duy trì Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng mẫu điều tra Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Các chính sách, chế độ quản lý của Công ty 9 12.00 6 18.18 15 13.89

2 Sự giám sát trong công việc 12 16.00 7 21.21 19 17.59

3 Tiền lương 5 6.67 3 9.09 8 7.41

4 Các mối quan hệ trong Công ty 13 17.33 5 15.15 18 16.67

5 Điều kiện làm viêc 36 48.00 12 36.36 48 44.44

Các yếu tố còn lại có mức độ gây bất mãn ở mức trung bình có từ khoảng 13% - 18% NLĐ lựa chọn. với các yếu tố này, nhóm lao động trực tiếp có xu hướng bất mãn với các mối quan hệ trong Công ty nhiều hơn nhóm lao động gián tiếp, trong khi nhóm lao động gián tiếp lại bất mãn với sự giám sát trong công việc nhiều hơn nhóm còn lại. Như vậy, Công ty cần nhanh chóng cải thiện yếu tố điều kiện làm việc để người lao động hoàn thành tốt công việc và gắn bó nhiều hơn với Công ty.

Mặc dù vẫn còn những thiếu sót nhưng với những gì đã làm được, công tác tạo động lực lao động cũng tạo ra cho Công ty những lợi thế nhất định.

 Các yếu tố duy trì và tạo động lực lao động là nguyên nhân chủ yếu thôi thúc NLĐ đến với Công ty

Trong tất cả các lý do được đưa ra để người lao động lựa chọn làm việc tại Công ty thì đa số người lao động lựa chọn các yếu tố liên quan tới công tác duy trì và tạo động lực lao động là nguyên nhân chủ yếu thôi thúc họ đến với Công ty. Các lý do đó bao gồm tiền lương với tổng số 36 người đồng ý chiểm 35,29% NLĐ lựa chọn. Xếp thừ hai là yếu tố môi trường làm việc: có 25/102 người lựa chọn chiếm 24.51%.

Kết quả thống kê lý do ưu tiên lựa chọn nhất của người lao động được cho trong bảng sau:

Bảng 2.9. Yếu tố quyết định lựa chọn Công ty của NLĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w