a) Đào tạo và phát triển
Với bất cứ người lao động nào dù trình độ cao đến đâu, có thể họ giỏi trong lĩnh vực này, giai đoạn này nhưng không ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ giỏi như vậy suốt nếu như họ không được đào tạo, phát triển. Đặc biệt trong môi trường hiện nay, chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ, thì công nghệ hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời và việc đầu tư công nghệ khác là điều tất nhiên. Điều này, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo cho tương thích với sự phát triển của công nghệ sản xuất.
Được đào tạo, phát triển người lao động sẽ dễ dàng thực hiện công việc và đạt hiệu quả cao hơn. Hơn thế nữa, họ có nhiều cơ hội cho thăng tiến trong lao động hơn. Hay chỉ đơn thuần là họ tìm được cái vui của công việc. Nhận thưc được tầm quan trọng của đào tạo nên hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý nhiều hơn tới công tác đào tạo phát triển người lao động.
b) Thăng tiến trong công việc
Thăng tiến là nhu cầu tất yếu mà mọi người lao đông đều hương tới. Thăng tiến thể hiện năng lực và sự thừa nhận thành tích của tổ chức với người lao động.
Nếu doanh nghiệp xây dựng được chính sách thăng tiến phù hợp, đảm vảo sự công bằng thì người lao động sẽ cảm thấy yêu công việc, yêu tổ chức hơn. Và ngược lại, người lao động sẽ cảm thấy những đóng góp của mình không hề được tổ chức coi trong họ sẽ có xu hưởng tìm đến những công việc khác có có hội thăng tiến cao hơn.
c) Nâng cao bầu không khí, tinh thần người lao động
Bầu không khí lao động trong tổ chức là phần của văn hóa tổ chức, được biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa các cá nhân, tập thể trong tổ chức. Người lao động sẽ không thể làm việc tốt nếu họ phải chịu đựng stress, hay sự đấu đá, cạnh tranh không lành mạnh trong công việc. Do đó, việc xây dựng một bầu không khí làm việc lành mạnh sẽ giúp người lao động yêu công việc, yêu tổ chức và cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.
Với một đất nước mà đời sống người dân còn nhiều khó khăn như Việt Nam thì việc sự dụng các công cụ tài chính để khuyến khích lao động khá hiệu quả. Tuy nhiên, đến một chừng mực nào đó, yếu tố vật chất sẽ không hiệu quả bằng yếu tố phi vật chất. Do đó, doanh nghiệp cần có sự kết hợp cả hai loại yếu tố này, tùy từng thời điểm và cá nhân người lao động mà có sự chú trọng yếu tố nào hơn nhằm tạo ra sự tác động hiệu quả tối đa đến người lao động.