Các chính sách, chế độ quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 46)

c) Phân loại lao động theo chức danh

2.2.1.1.Các chính sách, chế độ quản lý của Công ty

Mọi tổ chức muốn vận hành được bộ máy tổ chức của mình đề cần khung xương để hướng tổ chức của mình hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả và cùng một hướng. Khi đó, các chính sách, các quy định quản lý được coi là những khu xương của tổ chức.

Công ty Hải Hà - Kotobuki đã xây dựng cho mình những chính sách quản lý dựa trên tình hình thực tế của Công ty và căn cứ vào những quy định chung của Pháp luật, các chính sách của Nhà nước. Chế độ quản lý của Công ty được tổ hợp và cụ thể hóa bằng Điều lệ Công ty, quy chế Công ty và mô hình hóa bằng sơ đồ tổ chức.

Tất cả mọi người lao động khi được tuyển vào làm việc tại Công ty, đều được đọc và tìm hiểu về quy chế của Công ty như chính sách lương thưởng, thăng tiến…, quy chế và các quy định về lao đông. Không chỉ thế, người lao động còn phải làm bài kiểm tra để hồi đáp lại Công ty về quá trình tìm hiểu của mình. Mặc dù làm việc khá quy củ và có vẻ hiệu quả khiến mọi nhười lao động đều biết về các chính sách,

điều lệ, quy định của Công ty tuy nhiên thực tế nghiên cứu điều tra cho thấy người lao động không cảm thấy thỏa mãn về vấn đề này. Kết quả điều tra như sau:

Biểu đồ 2.8. Mức độ thỏa mãn của nhân viên về các chính sách tổ chức, quản lý của Công

ty

Biểu đồ 2.9. Đánh giá của nhân viên về các chính sách tổ chức, quản lý của

Công ty

Biểu đồ 2.7. Mức độ thỏa mãn của nhân viên về các chính sách tổ chức, quản lý của Công ty Biểu đồ 2.8. Đánh giá của nhân viên về các chính sách tổ chức, quản lý của Công ty

Nguồn: Tác giả tự điều tra

Nhìn vào bảng số liệu cùng biểu đồ trên ta có thể nhận thấy, các chính sách tổ chức, quản lý của Công ty chưa được nhân viên đánh giá cao trong việc tạo động lực lao động. Trong đó, điểm đánh giá trung bình của người lao động trực tiếp là 4,01 điểm với 75,36% số lao động trực tiếp lựa chọn mức điểm từ tốt đến rất tốt. Khối lao động gián tiếp chỉ cho điểm công tác này mức điểm trung bình là 3,91 điểm với tỉ lệ số lao động gián tiếp đánh giá mức trung bình và không tốt chiếm 33,33% tổng nhân viên văn phòng được điều tra. Với mức đánh giá bộ phận như vậy khiến mức điểm đánh giá trung bình toàn Công ty chỉ đạt 3,98 điểm.

Kết quả toàn bộ mẫu như sau: có 74 người lao động lựa chọn mức điểm đánh giá là tốt và rất tốt chiếm 72,55% số người được điều tra. Tuy nhiên, do có 22,55 người lao động chỉ đánh giá công tác này ở mức điểm trung bình với 3 người lao động trực tiếp và 2 nhân viên văn phòng cho rằng các chính sách quản lý của Công ty là chưa tốt nên mức điểm trung bình cùng của Công ty chỉ đạt 3,98 điểm, đây là mức điểm này phản ánh các chính sách của Công ty bất kì lúc nào cũng có thể gây

ra sự bất mãn cho người lao động. Vì vậy, Công ty cần có những điều chỉnh để công tác này phát huy được hiệu quả trong việc ngăn cản sự không thỏa mãn của NLĐ.

Khi được phỏng vẫn sâu, họ cho biết: do sự sắp xếp quản lý của Công ty chưa phù hơp, gây ra gánh năng cho họ. Đặc biệt việc quản lý các phân xưởng sản xuất, công việc của họ quá năng nề và trách nhiệm cao.

Kết quả này cho thấy: Chính sách quản lý của Công ty còn chưa phù hợp. Mặc dù vậy, phần đông nhân viên, họ vẫn có thể chấp nhận được các chế độ quản lý hiện tại, họ không cảm thấy bất mãn với nó. Tuy nhiên, nếu không được nhanh chonga thay đổi thì yếu tố này sẽ nhanh chóng trở thành yếu tố gây bất mãn cho ngườ lao động bởi hiện tại bộ phận nhân viên lao động gián tiếp đã bắt đầy cảm thấy không thỏa mãn với các chính sách hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 46)