Nguồn: Tác giả tự điều tra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 71)

Biểu đồ 2.13. Đánh giá của đội ngũ lao động trực tiếp về bản mô tả CV Biểu đồ 2.14. Đánh giá của đội ngũ lao động gián tiếp về bản mô tả CV

Khảo sát về vấn đề này, kết quả cho thấy có 10,78% nhân viên toàn Công ty đánh giá hiệu quả của công việc này ở mức thấp bởi bản mô tả công việc mà Công ty xây dựng chưa rõ ràng và không cập nhật thường xuyên. Trong đó bao gồm 8 ý kiến của vộ phận Công nhân và 3 ý kiến của bộ phận văn phòng. Có 34,31% nhân viên đánh giá việc xây dựng bản mô tả công việc ở mức điểm bình thường tức là 3 điểm, chiếm đa số trong đó là đánh giá của lao động trực tiếp: 27/35 ý kiến đánh giá

Biểu đồ 2.14. Đánh giá của đội ngũ lao động trực tiếp về bản mô tả CV

Biểu đồ 2.15. Đánh giá của đội ngũ lao động gián tiếp về bản mô tả CV

ở mức điểm 3.

Từ những phân tích trên cho thấy, công nhân tại Công ty đánh giá không cao bản mô tả thực hiện công việc của Công ty nhiều hơn bộ phận lao động gián tiếp. Công ty nên hoàn thiện và chú ý nhiều hơn công tác này để người công nhân biết rõ bổn phận và trách nhiệm của mình. Điều này sẽ giúp Công ty vận hành một cách quy củ, các CBCNV trong Công ty làm việc và khớp với nhau như những chiếc răng cưa vận hành trong một cỗ máy. Hơn thế nữa công tác này còn giúp Công ty dễ dàng trong việc đánh giá nhân viên.

2.2.2.5. Phát triển trong công việc

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.

Phát triển triển nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.

 “Đào tạo trong công việc: là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó, người học sẽ học được kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.”7

 “Đào tạo ngoài công việc: là hình thức đào tạo trong đó, người học được tách khỏi sự thực hiên các công việc.”8

Công ty Hải Hà - Kotobuki gồm hai thành phần lao động đó là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Do đó, đang áp dụng cả hai loại hình đào tạo: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Hình thức đào tạo trong công việc áp dụng chủ yếu với đối tượng là công nhân. Đào tạo trong công việc bao gồm khá nhiều hình thức nhưng hiện tại Công ty đang áp dụng ba hình thức đó là:

 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn và kèm cặp, chỉ bảo: hình thức này đượcáp dụng bất cứ khi nào có sự thay đổi của công việc.

7 Giáo trình quản trị nhân lực, Trương Đại học Kinh tế Quốc dân, ThS. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân; Nhà xuất bản Lao đông – Xã hội – Hà Nội 2004; Trang 163. Nguyễn Ngọc Quân; Nhà xuất bản Lao đông – Xã hội – Hà Nội 2004; Trang 163.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (Trang 71)