7. Cấu trúc của khóa luận
1.1.2.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút lao động tại các
hiện ở cơ cấu lao động , bao gồm: năng suất lao động, cơ cấu lao động theo trình độ, cơ cấu lao động theo độ tuổi, cơ cấu lao động theo giới tính, theo khu vực hoạt động kinh tế…
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển.
Hiện nay, phần lớn lao động tại các KCN là lao động nữ, mất cân bằng giới tính tại các KCN ngày càng lớn nhất là các KCN chuyên sản xuất hàng may mặc, điện tử, da giày…Mặt khác, lao động tại các KCN cũng chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, trong tương lai khi nguồn lao động giá rẻ mất đi lợi thế, thì thu hút lao động có trình độ là yêu cầu quan trọng đối với mỗi khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, hiệu quả thu hút lao động tại các KCN còn gắn với sự phát triển con người: tỷ lệ lao động được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các khu công nghiệp, môi trường và điều kiện làm việc của công nhân trong các KCN…
1.1.2.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút lao động tại các khu công nghiệp công nghiệp
a. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng
Chỉ tiêu 1: Khả năng thu hút lao động thực tế so với lao động theo dự án
(1) ĐLĐTT = . 100%
Trong đó:
ĐLĐTT là khả năng thu hút LĐ thực tế của KCN so với LĐ theo dự án LĐTT là số lao động thu hút được của KCN
Chỉ tiêu 2: Đóng góp của KCN trong việc giải quyết việc làm cho lao
động toàn tỉnh
(2) ĐVL = . 100 (%)
Trong đó:
ĐVL là mức đóng góp quy mô số lao động đang làm việc của KCN: ĐVL cho biết các KCN đã tạo ra bao nhiêu % việc làm trong tổng số 100% tổng lao động của toàn tỉnh
VLKCN là quy mô số lao động đang làm việc trong các KCN VLTỉnh là quy mô số lao động đang làm việc của toàn tỉnh
(3) ĐTVL = . 100 (%)
Trong đó:
ĐTVL là mức đóng góp vào giải quyết số việc làm mới của KCN. ĐTVL cho biết các KCN đã đóng góp bao nhiêu % vào việc gia tăng quy mô số việc làm mới trong toàn tỉnh
∆VLKCN là gia tăng quy mô số lao động đang làm việc của KCN. ∆VLTỉnh là gia tăng quy mô số lao động đang làm việc trong toàn tỉnh
Chỉ tiêu 3: Đóng góp của KCN trong giải quyết lao động địa phương
(4) ĐLĐP = . 100%
Trong đó:
ĐLĐP là mức đóng góp của KCN trong giải quyết lao động địa phương.
ĐLĐP cho biết các KCN đã tạo ra bao nhiêu % việc làm cho lao động địa phương trong tổng số 100% số lao động làm việc trong các KCN
LĐĐP là số lao động địa phương đang làm việc trong các KCN LĐKCN là số lao động đang làm việc trong các KCN
Trong đó:
ĐTLĐP là mức đóng góp vào giải quyết số việc làm mới cho LĐ địa phương của KCN. ĐTLĐP cho biết có bao nhiêu % lao động địa phương tăng thêm trong quy mô lao động tăng thêm hàng năm
∆LĐĐP là gia tăng quy mô số LĐ địa phương đang làm việc của KCN. ∆LĐKCN là gia tăng quy mô số lao động đang làm việc trong KCN
Chỉ tiêu 4: Năng suất lao động trong các KCN
(6) NSLĐKCN = (triệu đồng/người/năm)
Trong đó:
NSLĐKCN là năng suất lao động trong các KCN
GTSXKCN là giá trị sản xuất trong các KCN trong 1 năm (triệu đồng) LĐKCN là số lao động làm việc trong các KCN trong 1 năm
b. Các chỉ tiêu định tính
Ngoài các chỉ tiêu có thể được đánh giá định lượng trên, nghiên cứu còn đánh giá hiệu quả thu hút lao động của các KCN thông qua qua một số chỉ tiêu định tính như: cơ cấu lao động trong các KCN theo trình độ, theo độ tuổi, theo giới tính.
Cơ cấu lao động theo trình độ biểu hiện ở khả năng thu hút lao động có trình độ đại học, cao đẳng, lao động đã qua đào tạo vào các KCN, biểu hiện ở sự tương quan giữa lao động phổ thông với lao động có trình độ.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính phản ánh độ tuổi lao động bình quân và tỷ lệ lao động nam/nữ làm việc trong các khu công nghiệp, phân tích để thấy được lợi thế và những hệ quả chủ yếu, từ đó có những giải pháp và hỗ trợ thích hợp.
Hiệu quả thu hút lao động tại các KCN còn được phản ánh ở tác động lan tỏa đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của chính địa phương đó. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp sẽ có những tác động đến cơ cấu lao động của địa phương theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Sự tác động ấy,
có thể xuất phát từ chính nội bộ lao động địa phương hoặc do các lao động nhập cư mang lại.
Mặt khác, trong nghiên cứu này các yếu tố về phát triển con người thông qua sự đánh giá về tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, điều kiện và môi trường làm việc…cũng được xem xét là tiêu chí đánh giá chất lượng lao động tại các khu công nghiệp.
1.2. Thực tiễn phát triển khu công nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp
Khu công nghiệp đã ra đời và phát triển ở các nước tư bản vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhìn chung các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của các nước.
Ở Châu Á nói chung và khu vực nói riêng, KCN ra đời và phát triển vào nửa sau thế kỷ XX. Trải qua hơn 40 năm phát triển, các KCN đã cho thấy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của các quốc gia phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Kinh nghiệm của một số nước láng giềng cho thấy phát triển bền vững các KCN là một nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó tiêu biểu như Hàn Quốc, Trung Quốc…
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của Hàn Quốc
Những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu phát triển các KCN hay các tổ hợp công nghiệp theo kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nằm trong chính sách công nghiệp hóa. Phần lớn các KCN của Hà Quốc đều nằm ở vành đai công nghiệp như Ulsan (tỉnh Ulasan) và Changwon (tỉnh Gyeongsangam). Đến nay, Hàn Quốc có khoảng hơn 500 khu chế xuất – khu công nghiệp – cụm công nghiệp trong đó có khoảng 34 khu có quy mô lớn chiếm tới hai phần ba diện tích của tất cả các khu.
Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm về việc để cho cộng đồng dân cư địa phương cung cấp dịch vụ cho thuê nhà ở cho công nhân nước ngoài ở KCN.
Làn sóng công nhân nước ngoài nhập cư vào Hàn Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1980 và số lượng đó tăng lên nhanh chóng, đến cuối năm 2002, số lượng công nhân nước ngoài nhập cư vào Hàn Quốc đã lên tới 0.4 triệu và tiếp tục gia tăng vào những năm tiếp theo. Những công nhân nhập cư chủ yếu tập trung sống tại các khu vực gần KCN, khu chế xuất. Điều này đã gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư nới họ đến sinh sống và làm việc.
Một nghiên cứu của Park và Ahn (2003) [18] tại Wongok ở Ansan – một thành phố công ngiệp điển hình của Hàn Quốc. Với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng công nhân nhập cư tới KCN, sự gia tăng nhanh chóng dân cư trong khu vực buộc Wongok phải mở rộng khu dân cư như Wongok 1, Wongok 2. Đáng lưu ý rằng sự mở rộng đó không phải do chiến lược phát triển kinh tế của địa phương hay do những yếu tố của bản thân xã hội Hàn Quốc mà do làn song công nhân nhập cư vào Hàn Quốc. Theo thống kê của thành phố Ansan, số lượng nhà trong khu vực tăng lên từ năm 1999, chất lượng tiêu chuẩn của các khu nhà cũng được cải thiện, nhà ở được cung cấp rất đa dạng từ diện tích nhỏ, trung bình đến diện tích lớn.
Tỷ lệ công nhân nhập cư tăng lến dẫn đến những thay đổi hạ tầng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Doanh nghiệp địa phương mở nhiều hàng ăn, cửa hiệu tập trung vào những đặc trưng của công nhân nhập cư phục vụ nhu cầu và thị hiếu của riêng họ. Dịch vụ môi giới và cho thuê nhà cũng trở nên phát triển hơn.
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của Trung Quốc
Theo Cục Quản lý Đất đai Quốc gia, cuối năm 1991, Trung Quốc chỉ có khoảng 117 KCN, tuy nhiên con số này đã lên đến 2.700 vào cuối năm 1992 và các khu này được phê duyệt từ các cấp khác nhau, từ cấp chính quyền trung ương, cấp tỉnh, thành phố, thị trấn cho đến cấp quận và nhiều khu thậm chí được xây dựng mà không có cấp chính quyền nào phê chuẩn. Làn sóng
xuất hiện các KCN lắng dịu vào giữa những năm 1990, tuy nhiên khi có sáng kiến của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế tại các vùng thì các KCN lại tiếp tục được hình thành.
Mặc dù, việc hình thành những khu công ngiệp mang lại cho các vùng một diện mạo mới .Với dáng dấp công ngiệp hóa và hiện đại hóa hơn nhưng vấn đề sử dụng đất một cách lãng phí, đặc biệt là đất nông nghiệp và việc sử dụng các KCN không có quy hoạch đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân tại các vùng này. Hậu quả là, nhiều người dân bị mất đất nông nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng các KCN, các con đường giao thông, các đường cấp điện để thu hút các nhà đầu tư vào vùng. Mặt khác, trong tổng số quỹ đất nông ngiệp bị thu hồi thì một phần lớn diện tích đất vẫn bị bỏ hoang do cung vượt quá cầu hoặc diện tích đất đó được phát triển thành khu dân cư, khu thương mại – hoàn toàn khác hẳn so với mục đích xây dựng dự kiến ban đầu.
Các KCN là nguyên nhân dẫn đến hình thái kiến trúc nhà ở trong vùng trở nên méo mó, với các căn phòng được xây dựng kém chất lượng. Gia tăng số các KCN kèm theo sự gia tăng số lao động di cư từ các nơi khác đến vùng tìm kiếm việc làm trong khi bản thân các doanh nghiệp trong các KCN cũng như các đơn vị kinh doanh cho thuê nhà trong vùng lại không thể cung cấp đủ số phòng ở cho lao động ngoại tỉnh thuê cho nên đã dẫn đến tình trạng một số hộ dân trong vùng đã sử dụng diện tích đất dư thừa trong nhà xây dựng nhiều căn phòng với chất lượng kém để cho thuê, một số nhà cho thuê thậm chí không có cả phòng tắm và khu bếp riêng.[15]
1.2.2. Lịch sử phát triển KCN của Việt Nam
Ngay từ năm 1986, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm tới việc phát triển KCN, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 về phát triển KCN tập trung, khu chế xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 8/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 519/TTg về phát triển KCN và kết cấu hạ tầng, trong đó đã xác định đến năm 2000 trên phạm vi cả nước
sẽ phát triển 33 KCN, khu chế xuất. Từ đó đến nay sự phát triển các KCN trở nên mạnh mẽ và đem lại hiệu quả khá tốt.
Kể từ sau khi Đổi mới, Việt Nam bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua nhiều kênh, một trong số ấy là thành lập các KCN, theo đó các doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về kết cấu hạ tầng cũng như tài chính. Khu chế xuất Tân Thuận là KCN đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào 11/1991, tiếp theo đó là KCN Linh Trung I vào năm 1992. Cả hai khu này đều ở thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông (đường giao thông, sân bay, cảng).
Giai đoạn 1991 - 1994 có thể gọi là giai đoạn thí điểm phát triển các khu công nghiệp bởi vì trong giai đoạn này không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn việc phát triển các khu công nghiệp, cũng không có quy định minh bạch nào về thế nào là một khu công nghiệp. Cả giai đoạn này chỉ có 2 khu chế xuất nói trên và 5 khu công nghiệp được thành lập, trong đó hai khu ở Hà Nội (Nội Bài và Thăng Long), một khu ở Hải Phòng (Nomura - Hải Phòng), một khu ở Đà Nằng (khu công nghiệp Đà Nằng), và một khu ở Đồng Nai (Amarta). Lúc đó, để phân biệt các khu công nghiệp này với những khu công nghiệp đã hình thành từ những năm 1960, Nhà nước gọi những khu mới là các KCN tập trung, về sau, để thuận tiện, chỉ gọi là các KCN, còn các KCN cũ và những khu có đặc điểm tương tự được gọi chung là cụm công nghiệp.
Tháng 12/1994, Chính phủ ra Nghị quyết số 192/NQ-CP ban hành quy chế KCN. Từ đó, các KCN được thành lập nhiều hơn. Trong khi chính phủ phê duyệt danh sách các KCN ưu tiên thành lập đến năm 2000 mà toàn bộ các khu trong danh sách đó chỉ tập trung ở Hà Nội hay Tp. HCM, thì 1 số tỉnh thành cũng đã xúc tiến phát triển các KCN ở địa phương mình. Sau đó, theo đề nghị của các tỉnh, Chính phủ đã bổ sung thêm vào danh sách nói trên.
Hình 1.1: Số lượng và diện tích các KCN cả nước tính đến năm 2010
Tính đến hết năm 2013, cả nước có 289 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt hơn 52.800 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 191 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 27.008 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt gần 24.000 ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 45%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 63%.[16]
Các KCN được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của mỗi vùng kinh tế, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý 1 số KCN ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo ngành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.
Hình 1.2: Số lượng KCN của các vùng kinh tế năm 2013
Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về số lượng KCN, tính đến hết năm 2013, Đông Nam Bộ có 98 KCN chiếm tới 34% tổng số KCN của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng có 73 KCN đã được thành lập chiếm 25%. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc có số lượng KCN ít nhất cả nước, chỉ chiếm 2% và 8% trong tổng số KCN của cả nước.
1.2.3. Tình hình lao động tại các khu công nghiệp của Việt Nam
Sự hình thành và phát triển các KCN hệ quả là tạo ra nhiều việc làm trong dân cư thông qua 3 hình thức: thứ nhất, tạo ra việc làm trực tiếp cho cả lao động phổ thông và lao động có kỹ năng, cả lao động địa phương và lao động nhập cư; thứ hai, KCN tạo ra việc làm gián tiếp và thứ ba, các KCN tạo ra việc làm cho nhiều lao động nữ.
Việc làm trực tiếp được tạo ra khi các doanh nghiệp trực tiếp thuê mướn